20/12/08

Lỗi không xem được video vì thiếu codec

Một số người gặp tình trạng sau trên máy tính của mình: Không xem được video (hoặc xem được nhưng gặp lỗi, mất hình hoặc mất âm thanh) trên các tập tin video tải về từ Internet, chia sẻ từ bạn bè hoặc ngay cả khi chính họ đã quay các đoạn video đó trên chiếc máy ảnh số hoặc điện thoại di động của mình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và khắc phục tình trạng đó.

Lỗi không xem được video thường chỉ xảy ra đối với các định dạng video không phải thuộc các loại thông dụng mà bạn có thể thường xuyên xem chúng trên máy tính của mình thông qua các đĩa VCD, DVD ca nhạc hoặc phim. Bạn có thể sẽ thắc mắc rằng có một lỗi gì đó ở máy tính hoặc phần mềm xem video khiến cho chúng không hiển thị được hình ảnh như vậy? Không phải, hệ điều hành hoặc phần mềm chơi nhạc/video đã không có lỗi trong vấn đề này. Nguyên nhân gây ra sự không phát được các tập tin video là do hệ thống chưa có đầy đủ các loại codec để giải mã các tập tin video nén dạng mới này.

Một số bạn có suy nghĩ rằng có thể "đổi đuôi" (tức là thay đổi phần mở rộng của tập tin) tập tin video để có thể xem được chúng[1]. Điều này có thể đúng đối với một số trường hợp như khi chép các tập tin có phần mở rộng là DAT trên các đĩa VCD sang ổ cứng rồi đổi đuôi thành MPG thì có thể xem được, nhưng đa số các trường hợp còn lại là không đúng bởi vì phần tên tập tin chỉ có tác dụng tạo ra liên kết đối với ứng dụng gắn với nó mà thôi, chúng không quyết định đến cách thức làm việc.

Một số trường hợp khác không xem được video khi mà tải các tập tin có các đuôi đặc biệt như 001, 002...là do một tập tin video có kích thước lớn đã được cắt nhỏ (split) để thuận tiện cho quá trình tải lên (upload) và tải về (download). Những lý do này cần được khắc phục bằng cách ghép nối các tập tin đó lại - chúng không nằm trong phạm vi của bài viết này. Cũng tương tự như vậy khi mà không xem được video trực tuyến thông qua các trình duyệt với các lý do như trình duyệt không hỗ trợ (hoặc chưa cài đặt, chưa kích hoạt plug-in) flash cũng không nằm trong phạm vi bài viết.

Lưu trữ video

Bạn có thể biết rằng các hình ảnh động là sự kết hợp các hình ảnh tĩnh (tức là các hình ảnh không có chuyển động, giống như các bức ảnh mà bạn chụp bình thường) xuất hiện một cách liên tục trong một thời gian ngắn. Do tính chất lưu ảnh của võng mạc ở mắt con người nên các hình ảnh tĩnh sẽ tạo ra cảm giác cho chúng ta về sự chuyển động của chúng.

Ví dụ rõ nét nhất mà bạn có thể đã từng chứng kiến đó là các loại phim nhựa chiếu trên phông trắng (hoặc còn gọi là "chiếu bóng") trong thời gian trước khi TV và các băng video gia đình trở nên phổ biến. Phim nhựa được quay bằng các máy quay sử dụng phim giống như các loại phim dành cho máy ảnh (nhưng có thể có kích thước khác nhau) để ghi lại hình ảnh trong các cảnh quay với mức 24 hình ảnh trong một giây (các loại máy quay công nghệ cổ điển có thể chỉ ở mức 6 hoặc 8 hình/giây). Khi chiếu phim, máy chiếu sẽ quay nhanh đoạn phim sau một đèn chiếu công suất lớn để làm hiển thị lại hình ảnh ở trên màn ảnh. Phim nhựa được coi là một dạng video có chất lượng khá tốt, thường được sử dụng trong các phim thuộc dòng "kinh điển" nhưng chi phí làm phim nhựa thường là rất lớn so với các loại phim khác trong thời gian sau đó.

Tiếp sau phim nhựa thì video còn được tạo ra bởi các máy quay sử dụng băng từ, khi này chúng lưu chứa hình ảnh trên các dây băng theo tín hiệu tương tự (analog) trên các dây băng có tính chất từ. Những băng từ đầu tiên được lưu chứa theo dạng tín hiệu tương tự (analog), mãi về sau này thì các băng từ mới được lưu trữ dưới dạng tín hiệu số.

Lưu trữ dạng "số" (tức là chỉ có hai dạng tín hiệu "có" hoặc "không" hoặc được biểu diễn là 1 và 0) là dạng lưu trữ thông dụng trong hiện tại và tương lai bởi tính ưu việt của chúng so với dạng tín hiệu tương tự thường xuyên bị nhiễu dẫn đến ảnh hưởng chất lượng. Bạn có thể chứa các đoạn video trên các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, ổ quang, USB flash và các dạng lưu trữ số khác thì chính các đoạn video này đều thuộc dạng số.

Sự lưu trữ video thì không tuân theo một duy nhất một định dạng để sẵn sàng tương thích đối với bất kỳ máy phát video phục vụ cho giải trí gia đình (hoặc trên máy tính cá nhân) mà chúng lại bao gồm nhiều định dạng khác nhau. Bạn có thể xem phần liệt kê dưới đây trên Wikipedia (en) để thấy được sự đa dạng của chúng.

ISO/IEC MJPEG · Motion JPEG 2000 · MPEG-1 · MPEG-2 · MPEG-4 ASP · MPEG-4/AVC
ITU-T H.120 · H.261 · H.262 · H.263 · H.264
Dạng khác AMV · AVS · Bink · Dirac · Indeo · Pixlet · RealVideo · RTVideo · SheerVideo · Smacker · Snow · Theora · VC-1 · VP6 · VP7 · VP8 · WMV ...

Các phần mềm Media Player

Trong những loại định dạng video trên thì phần mềm nghe nhạc, xem video tích hợp vào hệ điều hành thông dụng nhất đang được sử dụng hiện nay là Windows Media Player (viết tắt là WMP) sẽ phát được các dạng tập tin nào? Khi mở phần tuỳ chọn của phiên bản WMP 11 thì tôi nhận thấy rằng chỉ có một số định dạng media có thể phát theo các cài đặt mặc định của phần mềm này (xem hình). Có lẽ rằng với sự hỗ trợ giới hạn các loại tập tin âm thanh/video này sẽ là cơ hội cho các phần mềm tương tự của các hãng khác có thể có cơ hội được cài đặt thêm vào máy tính của người sử dụng để thay thế cho nó. (Sự sử dụng các phần mềm ngoài như vậy còn bởi thêm một lý do nữa khi mà người ta thường cho rằng WMP chạy nặng nề, ngốn nhiều tài nguyên của hệ thống mặc dù nhiều người cũng thừa nhận rằng chất lượng âm thanh của chúng khá tốt so với các phần mềm khác gọn nhẹ hơn)

Tôi không nghĩ rằng Microsoft đã là không tỉnh táo khi không hỗ trợ thêm nhiều định dạng âm thanh/video khác vào WMP, có lẽ có một thứ gì đó liên quan đến bản quyền sử dụng các loại định dạng âm thanh và video khác nhau chăng? Có thể là như vậy khi mà trước đây hãng này đã ra sức quảng bá cho định dạng âm thanh WMA nhằm mong muốn thay thế định dạng MP3 đang được sử dụng thông dụng trong trong vài năm trước đây.

Không lợi thế như WMP được tích hợp sẵn vào hệ điều hành (ở một số vùng có thể không tích hợp do phán quyết của toàn án địa phương) thì Real Player của RealNetworks là phần mềm hỗ trợ khá nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt là phần mềm này có các phiên bản khác nhau (miễn phí và có phí) được cộng thêm các tính năng khác nhau. Có lẽ một đặc điểm khác nữa là phần mềm Real Player cũng chú tâm vào các định dạng âm thanh/video của hãng để cạnh tranh với các phần mềm khác.

Có lẽ thông qua hai ví dụ về phần mềm như ở trên đã khiến tôi nghĩ rằng bản quyền và sự cấp phép đối với các định dạng tập tin media cho các hãng phần mềm, phần cứng hoặc các nhà sản xuất thiết bị giải trí cho dân dụng (các máy phát audio/video từ đĩa quang chẳng hạn) đã khiến cho các phần mềm không thể thoải mái hỗ trợ các loại định dạng tập tin media khác nhau.

Và người sử dụng khi muốn phát nhiều loại định dạng video khác nhau thì phải sử dụng nhiều phần mềm khác nhau?

Codec

Với câu hỏi như trên: Muốn phát nhiều loại định dạng tập tin media khác nhau thì phải sử dụng nhiều phần mềm khác nhau? Tôi nghĩ là không hoàn toàn đúng, bởi vì có thẻ có các phần mềm hỗ trợ rất nhiều loại định dạng khác nhau nếu như chúng ta cài đặt đầy đủ codec cho nó.

Vậy thì codec là gì? nó có thể là từ được viết tắt bởi các cụm "Compressor-Decompressor", "Coder-Decoder" hoặc "Compression/Decompression algorithm". Codec được định nghĩa như một thiết bị hoặc phần mềm máy tính dùng để mã hoá và giải mã các dạng tập tin audio/video khác nhau. Mỗi một dạng tập tin khác nhau thì sẽ có các loại dạng giải mã khác nhau, do đó cần có các phần codec khác nhau. Nếu như việc giải mã các dạng audio/video bằng phần mềm thì codec là phần mềm máy tính thì đối với các loại thiết bị phát audio/video trong dân dụng codec được phụ trách bởi phần cứng - chúng có dạng như một IC chuyên dụng.

Bạn có thắc mắc gì không khi mà như phần trên nói rằng video là sự kết nối nhiều hình ảnh tĩnh một cách liên tục, như vậy thì chúng chỉ có một nguyên lý chung là kết hợp các hình ảnh thì còn phải mã hoá và giải mã như thế nào nữa? Không hẳn như vậy bởi vì cách thức kết hợp các hình ảnh với nhau đã gây chiếm dụng một dung lượng lưu trữ rất lớn trong một số đoạn video không có sự thay đổi lớn. Trên thực tế thì bạn sẽ nhận thấy ngoại trừ các đoạn chuyển cảnh trong phim (tức là thay đổi hoàn toàn từ cảnh này sang một cảnh khác) còn lại các khung hình nối tiếp nhau sẽ có phần nào là giống nhau. Bạn có thể xem một ví dụ đơn giản thế này: Một ai đó đang quay một đoạn video về bạn đang ngồi làm việc trước máy tính, và nếu phân tích các khung hình thay đổi trong một giây thì thấy rằng đa số các hình ảnh chỉ khác nhau ở phần các ngón tay của bạn đang di chuyển trên bàn phím, các hình ảnh khác như cảnh vật xung quanh, cơ thể bạn, phần khung màn hình máy tính là không thay đổi là mấy. Vậy thì bạn sẽ thấy rằng có một thuật toán nào đó tận dụng được các hình ảnh không bị thay đổi giữa khung hình trước và khung hình sau để giảm dung lượng lưu trữ các tập tin video thì quả là tuyệt vời. Và thực tế là như vậy, các định dạng video khác nhau đã sử dụng các thuật toán, phương thức khác nhau để có thể thực hiện như điều trên với một mục đích là tạo ra các dạng video với chất lượng, độ phân giải, dung lượng tiêu tốn trên mỗi một đơn vị thời gian khác nhau để phù hợp với các dạng lưu trữ hoặc băng thông khi truyền qua Internet. Và đến đây thì bạn sẽ thấy codec có ý nghĩa như thế nào để có thể giải mã các định dạng video khác nhau.

Bạn có thể thắc mắc rằng trong hệ điều hành mà bạn đang dùng thì đã sẵn có các loại codec nào không? Chắc chắn là có nếu như chúng được cài đặt một phần mềm phát audio/video là Windows Media Player. Số lượng các codec được cài đặt trong hệ điều hành là không nhiều, ví dụ như ở Windows XP cho đến bản SP2 cũng không hỗ trợ đa số các định dạng video mà chỉ giới hạn trong một số loại nhất định[3].

Ở Windows XP SP3, tôi có thể xem codec đang được cài đặt sẵn trong nó bằng cách vào Control Panel, phần Sound and Audio Devices Properties, trong tab Hardware sẽ có chứa các thành phần Audio Codec và Video Codec mà bạn nhìn thấy ở hình minh hoạ bên. Các codec này có lẽ đa phần của các công ty ngoài Microsoft và được Microsoft mua lại bản quyền khi tích hợp chúng trong hệ điều hành của mình.

Vậy thì có thể làm cách nào đó làm tăng thêm các codec này vào hệ điều hành để có thể phát được nhiều loại định dạng audio/video khác nhau hay không? Được, bởi vì có nhiều dạng gói phần mềm codec này trên Internet để người sử dụng có thể tải về cài đặt. Nếu như bạn ít phải sử dụng các loại tập tin video khác nhau được ghi lại từ máy ảnh, điện thoại ... thì không cần thiết phải cài đặt các gói codec này, nhưng nếu phải tiếp xúc với các loại video đó thì nên cài đặt một gói codec đó để có thể tương thích với các dạng tập tin media khác nhau.

K-Lite Codec Pack

Có nhiều loại gói phần mềm cung cấp các codec cho máy tính của bạn, tôi chỉ dùng một trong số đó và cảm thấy chúng khá phù hợp. Phần này xin trình bày cách thức tải và cài đặt gói codec này.

Sự thắc mắc có thể đang là của bạn thì tôi đã từng gặp, nó như thế này: Trên máy tính của một người bạn thấy có các đoạn video giải trí rất hấp dẫn, đó là bộ sưu tập các video quảng cáo khá hài đã được tải về từ Internet, tôi có copy về và đã không mở được trên chiếc máy tính của mình. Một lần khác thì tôi đã chuyển các đoạn video theo định dạng 3GP trên chiếc điện thoại của Nokia sử dụng hệ điều hành Symbian vào máy tính, nhưng chúng cũng không phát được hình. Trong trường hợp đối với các tập tin 3GP thì cuối cùng tôi cũng đã phát được các tập tin này bằng chính phần mềm của Nokia PC Suite, còn đối với các tập tin MP4 thì còn loay hoay một thời gian nữa bởi vì chưa hiểu nó là gì và như thế nào. Rồi một thời gian sau nữa thì tôi cài đặt phần DivX chứa sẵn trên các đĩa CD-ROM video hài.

Các tính năng của K-Lite Codec Pack

Đó là chuyện của gần chục năm trước, còn bây giờ thì tôi đã sử dụng gói phần mềm K-Lite Codec Pack, chúng có thể hỗ trợ khá nhiều loại định dạng video thông dụng và dạng nén khác nhau (chỉ trừ một số loại video khá đặc biệt, được nén theo kiểu người xem phải mua codec để xem được chúng mà thôi).

Xin được giới thiệu một chút về K-Lite Code Pack mà theo như thông tin giới thiệu trên website của hãng và cảm nhận của cá nhân tôi sau khi sử dụng chúng và một số gói khác thì:

The K-Lite Codec Pack có một vài lợi thế lớn so với các gói codec khác ở các điểm sau:
- Thường xuyên được cập nhật các codec và sửa chữa lỗi theo thời gian. Các phiên bản của chúng được cập nhật liên tục.
- Giao diện thân thiện với người sử dụng bởi các phần cài đặt có các tuỳ chọn về các thành phần (có thể thay đổi so với thiết đặt mặc định).
- Được thử nghiệm tốt, ít gây xung đột và làm ảnh hưởng đến hệ thống.
- Là một gói hoàn chỉnh, một giải pháp tổng thể cho việc phát các định dạng video tại gia đình.

K-Lite Codec Pack bao gồm các phiên bản:

  • K-Lite Codec Pack Basic: Dùng cho các loại codec cần thiết nhất cho việc phát lại các đoạn video. Gói cài đặt này có kích thước nhỏ gọn.
  • K-Lite Codec Pack Standard: Chứa các code dùng hầu hết cho các loại video phổ biến. Gói cài đặt này phù hợp cho những người sử dụng bình thường. Tôi nghĩ là bạn chỉ cần sử dụng gói này là đủ.
  • K-Lite Codec Pack Full: Bản đầy đủ nhất, có thể đáp ứng đa số đòi hỏi của những người sử dụng bình thường cũng như những người tự tạo ra các code riêng.

Mặc dù có một số hãng đã bán các gói codec dành cho các định dạng video của mình, nhưng K-Lite Codec Pack thì miễn phí đối với người sử dụng. Tôi thì chưa tìm hiểu kỹ về các codec được cung cấp trong gói này có vi phạm gì không khi mà chúng cho phép sử dụng tự do, trong khi các hãng lớn bị hạn chế việc phân phối? Tôi nghĩ rằng có lẽ tôi chưa nhận thức được điều đó nên tôi không có lỗi và vi phạm các điều luật bản quyền liên quan đến nó, biết đâu được đó, chỉ biết rằng tải về và sử dụng thôi (^_^). Có lẽ cũng nghi ngờ về sự miễn phí này nên tôi cũng đã sử dụng nhiều phần mềm diệt virus để kiểm tra đối với các gói K-Lite nhưng cho đến nay chưa lần nào phát hiện ra chúng nhiễm các loại mã độc hại nào.

Phiên bản K-Lite Codec Pack (Full) mới nhất cho đến thời điểm viết bài này có thể hỗ trợ các loại định dạng video như sau:

  • AVI (.avi .divx)
  • MPEG-PS (.mpeg .mpg .m1v .m2v)
  • MPEG-TS (.ts .m2ts)
  • Matroska (.mkv .mka)
  • MP4 (.mp4 .m4v)
  • Ogg (.ogm .ogg)
  • DVD/VCD/XVCD (.vob .dat)
  • Flash Video (.flv)
  • QuickTime (.mov .hdmov)
  • RealMedia (.rm .rmvb .ra .ram)
  • 3GP (.3gp .3gpp .3g2 .3gp2)
  • MP3 (.mp3)
  • MPEG-4 Audio (.m4a .aac)
  • FLAC (.flac)
  • MusePack (.mpc .mpp)
  • WavPack (.wv)
  • OptimFrog (.ofr .ofs)
  • Monkey's Audio (.ape)
  • True Audio (.tta)
  • Apple Lossless Audio Codec (.alac)
  • AC3/DTS (.ac3 .dts)
  • AMR (.amr)
  • AMV (.amv)
  • Trackers (.xm .s3m .it .mod .umx)

Phần hỗ trợ như trên có thể nói là khá đầy đủ cho các loại định dạng khác nhau kể cả các định dạng 3GP mà nhiều người không xem được đối với các loại video quay từ điện thoại di động của Nokia hoặc các máy điện thoại MP4 của Trung Quốc đang được tiêu thụ mạnh ở người tiêu dùng tầm trung và bình dân. Các phần khác như các định dạng của Real Networks cũng được hỗ trợ, ... và tôi nghĩ rằng chúng có thể hỗ trợ khá đầy đủ các loại định dạng mà bạn có thể có.

Tải về vài cài đặt

Để tải K-Lite Codec Pack các phiên bản, bạn có thể vào trang web này (hoặc click chuột vào hình dưới):

Cũng có một vài các trang web khác cho phép tải các gói K-Lite Codec Pack, nhưng vì hành động tải các tập tin trên Internet là khá nguy hiểm và chứa nhiều rủi ro (bị nhiễm virus hoặc các phần mềm độc hại) do đó bạn chỉ nên tải ở các trang được nhiều người sử dụng chấp nhận (bởi nhiều người kiểm chứng về mức độ tin cậy của nó sẽ bớt nguy hiểm hơn là chia sẻ bởi những nơi không có uy tín, nếu như những nơi nào cho phép bình luận, phản hồi thì nên đọc kỹ những nhận xét bình luận đó để thấy các lỗi, nhược điểm hoặc các báo cáo về sự lây nhiễm mã độc hại trước khi tải). Tất nhiên là ngoài sự tin tưởng thì bạn cũng nên tự mình kiểm tra lại bằng cách sử dụng một phần mềm diệt virus nào đó để quét các tập tin mỗi khi tải về.

Ở trang download này bạn cũng nên chú ý đến các phiên bản hiện có, chúng có thể là các phiên bản mới nhất và các phiên bản cũ hơn một chút (cách đó một phiên bản). Nếu như không chú ý đến phiên bản thì có lẽ tôi đã chọn một số link ở những dòng phía trên để tải về, nhưng thật may là tôi đã nhìn thấy phiên bản 4.3.4 mới hơn nằm ở phía dưới của trang download. Khi tiến hành download với lựa chọn phiên bản Standard thì không thấy tập tin trên máy chủ (?), tôi đành chuyển sang tari bản Full thì đã thành công. Có lẽ rằng có ít người sử dụng phiên bản Standard nên người ta đã không cập nhật cho nó?.

Sau khi tải về, bạn tiến hành cài đặt đối với K-Lite Codec Pack. Cách thức cài đặt không có gì phức tạp bởi hầu hết các mức thiết đặt chuẩn để phù hợp với đa số những người sử dụng đã được thiết đặt sẵn cho việc sử dụng không chuyên nghiệp. Cách cài đặt vắn tắt được giới thiệu như sau:

1. Trình cài đặt trang đầu chỉ là giới thiệu, bạn có thể bấm Next để bỏ qua trang này.

2. Trang thứ hai: (Information) đưa ra một số khuyến cáo bạn trước khi cài đặt, chẳng hạn như: Gỡ các gói codec khác trước khi cài đặt (hoặc tiến trình sẽ tự động nhận biết một số gói đã được cài đặt và hỏi về sự gỡ bỏ chúng), đóng toàn bộ các ứng dụng đang chạy (tất nhiên chỉ là những ứng dụng đang hiển thị ở dạng trên các window, còn các ứng dụng chạy ngầm thì bạn sẽ khó khăn khi tắt chúng, mà điều đó cũng không cần thiết)...Bạn nên tôn trọng các khuyến cáo này khi cài đặt để sau này tránh gặp lỗi như một số trường hợp đã cài đặt quá nhiều loại codec khác nhau nên gây ra lỗi không xem được video trên máy tính[2].

Media Player Classic đã được tích hợp vào bản Windows 98 trước đây đã trở thành phần mềm xem video nhỏ gọn và hỗ trợ đa số các định dạng video khi tích hợp với gói K-Lite Codec Pack

3. Trang thứ 3 nói về thư mục cài đặt (Select Destination Location), theo mặc định thì thư mục cài đặt sẽ là C:\Program Files\K-Lite Codec Pack (tuỳ thuộc vào thư mục Program Files của bạn đang ở phân vùng nào, nếu như mặc định hệ điều hành được cài đặt ở phân vùng C thì đường dẫn trên là đúng). Nếu như bạn muốn cài đặt ra một phân vùng khác thì thay đổi đường dẫn trên trước khi tiếp tục.

4. Trang tiếp theo là lựa chọn các thành phần được cài đặt theo gói code này (Select Components). Ở đây có một số điều lựa chọn như sau: Theo chế độ mặc định - khuyến cáo của hãng đóng gói thì bạn chỉ việc đơn giản là chọn Profile mặc định (Default) nhưng cũng có một số profile khác mà tuỳ theo tính chuyên nghiệp của bạn để lựa chọn: Chẳng hạn như bạn không thích sử dụng Windows Media Player ở phiên bản tối giản cổ điển trước đây (phiên bản 6.4 - xuất hiện trong từ thời hệ điều hành Windows 98) mà luôn sử dụng mặc định các phiên bản WMP 10, 11 thì bạn cũng có thể loại bỏ chúng ra khỏi lựa chọn cài đặt của mình để tối ưu hoá máy tính. Nếu như bạn là người chưa thông thạo hoặc chưa tự nhận thấy ích lợi từ phiên cũ và phiên bản mới khác nhau như thế nào trong các trường hợp phát các định dạng video khác nhau thì tôi khuyên bạn sử dụng profile mặc định - tức là không thay đổi bất cứ thứ gì - và chỉ việc bấm Next để tiếp tục. Trong các trường hợp mở rộng sử dụng khác nữa thì sau này bạn có thể cài đặt lại gói codec này hoặc tải một phiên bản mới hơn trên Internet (bởi vì chúng thì cấp nhật khá thường xuyên) và lựa chọn lại theo nhu cầu của bạn.

5. Trang tiếp theo sẽ đề nghị bạn cung cấp tên của thư mục chứa các shotcut tại Start Menu của Windows (Select Start Menu Folder). Theo mặc định thì tên của chúng sẽ là K-Lite Codec Pack, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi được thư mục hoặc đặt chúng thành một thư mục con của một thư mục khác đã tồn tại chẳng hạn (ví dụ như tôi tóm toàn bộ các phần mềm/ứng dụng thuộc dạng này vào một thư mục có tên là MEDIA thì tôi sẽ chỉ việc gõ thêm một dòng MEDIA kèm theo dấu "/" trước dòng này để trở thành MEDIA/K-Lite Codec Pack là được. Xin bạn chú ý về điều này, khi mà bạn cài đặt khá nhiều game trong máy tính của mình thì cũng nên tóm toàn bộ chúng vào một thư mục mang tên GAMES theo cách trên để tiện quản lý).

6. Trang tiếp theo bạn có thể tinh chỉnh lai một số thiết đặt của gói codec đối với hệ điều hành của bạn (Select Additional Task). Ở đây cũng có một số phần thiết đặt cũng có thể khiến bạn bối rối - và bạn nên để tất cả theo mức mặc định đề nghị thì ổn định hơn cho trường hợp này.

7. Trang tiếp theo (Ready to Install) để bạn có thể xem lại các thiết đặt của bạn trong một trang văn bản trước khi bắt đầu cài đặt gói codec vào hệ thống của bạn. Phần này cũng không có gì đặc biệt cho những người sử dụng bình thường nên bạn bấm nút Install để cho quá trình cài đặt được thực hiện.

8. Còn lại trang cuối cùng (Done!) chỉ là một thông báo hoàn thành, bạn không còn lựa chọn nào khác so với nút Finish nếu như không muốn thiết lập tinh chỉnh đối với chính các gói này. Tôi nghĩ bạn chưa cần thiết phải thay đổi các tinh chỉnh nếu như chưa hiểu về chúng, do đó bạn nên bấm Finish để hoàn tất.

Sau khi cài đặt hoàn tất bạn có thể sẵn sàng xem các loại video mà không còn gặp thông báo lỗi thiếu codec nữa. Xin lưu ý thêm rằng các gói này được cập nhật thường xuyên, nếu như có các trường hợp không phát được các dạng video nào đó khác nữa thì bạn hãy thử vào website trên để cập nhật phiên bản K-Lite Codec Pack mới trước khi thử tìm các cách kiểm tra khác (như phần giới thiệu các phần mềm kiểm tra, phân tích ở phía dưới đây).

Các gói codec hoặc ứng dụng kiểm tra, phân tích video khác

MediaInfo cho phép phân tích các tập tin video và tải về phần mềm phát tập tin hoặc codec, ví dụ như trên hình là sự phân tích một tập tin có phần mở rộng là MKV hiếm gặp

K-Lite Codec Pack không phải là một gói duy nhất mà còn nhiều gói codec khác để bạn có thể lựa chọn. Mặc dù tôi đã sử dụng một số gói như vậy nhưng chưa cảm thấy chúng có ưu điểm như K-Lite Codec Pack nên không sử dụng và giới thiệu chi tiết như một sự chia sẻ kinh nghiệm của mình trên blog. Nếu như chưa biết đến chúng, bạn có thể tham khảo thêm các gói codec khác và có thể tự mình sử dụng và kiểm chứng, tuy nhiên xin lưu ý rằng trong một thời điểm chỉ cài đặt một gói codec để tránh lỗi và các xung đột nếu có.

DivX codec, gói codec cho DivX, có vẻ chúng không phải tương thích cho tất cả các loại video.

Codec Installation Packages for IT Professionals, gói codec của Microsoft dành cho các hệ điều hành cũ hoặc các phiên bản WMP trước đây có thể phát các dạng âm thanh/video mới hơn và được hỗ trợ bởi WMP các phiên bản sau này.

Ngoài các gói codec, còn một số phần mềm/ứng dụng nhỏ cho phép phân tích các tập tin video không thông dụng hoặc quen thuộc đối với bạn, trong các trường hợp cần thiết (kiểu như không làm cách nào được ^^) bạn có thể thử sử dụng chúng:

VideoInspector: Kiểm tra đối với các loại video, phân tích lỗi và cung cấp các liên kết để tải về các loại codec bổ sung.

MediaInfo, một phần mềm nhỏ cho phép phân tích các tập tin video và tải về phần mềm phát được tập tin đó cũng như video codec phù hợp với nó (phần mềm hoặc codec có thể miễn phí hoặc có phí).

Media Player Classic hay bản 10, 11 hoặc các phần mềm khác?

Sau khi cài đặt gói K-Lite Code Pack có bao gồm Media Player Classic (mà theo nói ở trên chúng chính là Windows Media Player 6.4 đã được tích hợp vào Windows 98) thì lúc này trên hệ điều hành của bạn tồn tại hai loại phần mềm chơi nhạc và video. Hai phần mềm này có những mặt mạnh và yếu của nó mà bạn nên phân chia chúng ra cho mục đích phát các tập tin media của mình.

Đối với Windows Media Player: Ưu thế của nó nổi trội ở việc phát các tập tin audio MP3, WMA...tức là các loại định dạng thông dụng, bởi vì chúng thì có khả năng điều chỉnh các tần số theo từng mức (Equalizer), hay như điều chỉnh âm giả lập với SRS WOW Effects. Công bằng mà nói thì WMP các phiên bản gần đây (9, 10, 11) không đến nỗi tệ để nhiều người lấy lý do nó nặng mà không sử dụng nó bởi vì chất lượng âm và sự điều chỉnh khá tốt, đặc biệt đối với các đĩa âm thanh (CD Audio) thì điểm sơ qua các phần mềm nghe nhạc được nhiều người sử dụng thì thấy chỉ có WMP mới cho phép điều chỉnh Equalizer và hiệu ứng giả lập.

Trước đây, với hệ thống máy tính chậm và lượng RAM hạn chế, tôi thường dùng Winamp với các plug-in của nó, sau này này có các hệ thống nhanh hơn, bo mạch âm thanh rời và loa chất lượng cao hơn tôi cảm thấy Winamp với các phụ kiện không còn đáp ứng được so với WMP nên đã chuyển hẳn sang sử dụng nó mà ít khi sử dụng phần mềm nào khác cho riêng phần âm thanh.

Nếu không muốn Media Player Classic tự động liên kết đối với các tập tin AVI thì bạn có thể đánh dấu lại trong WMP để chúng liên kết với WMP 10,11

Media Player Classic nên gán chúng đối với các loại tập tin video nén hoặc các tập tin video không phổ biến (MP4, các video quay từ máy ảnh số, webcam, điện thoại di động...). Phù hợp với định dạng này bởi các định dạng video này hầu như không điều chỉnh được hiệu ứng hoặc giải mã video bằng phần cứng (có tính năng giải mã trong các bo mạch đồ hoạ tầm trung và cao cấp) cũng như phần mềm (giải mã qua codec bằng năng lực của CPU). Đặc biệt bạn không nên sử dụng Media Player Classic cho các loại tập tin âm thanh.

Lý do khác nữa để sử dụng Media Player Classic là chúng chiếm một lượng tài nguyên thấp hơn so với WMP các phiên bản mới hơn. Mặc dù như trên đã nói thì các dạng video khác thường sẽ sử dụng CPU là chính khi làm việc nhưng cũng với loại tập tin đó mà sử dụng WMP các phiên bản mới thì chúng còn chiếm một lượng xử lý CPU lớn hơn.

Vậy còn các phần mềm khác ngoài hai "họ" Media Player trên thì sao? Vẫn sử dụng bình thường để tận dụng các ưu thế của chúng. Ví dụ như tôi cũng vẫn dùng phần mềm WinDVD để đạt chất lượng âm thanh cao, xuất ra đầy đủ âm thanh 5.1 cho các đĩa DVD ca nhạc chẳng hạn. Các gói codec sau khi cài đặt có thể làm việc tốt đối với nhiều phần mềm phát âm thanh/video khác nhau bởi vì chúng đang được tích hợp vào hệ điều hành như một thành phần của hệ thống để xử lý chứ không phải dành riêng cho bất kỳ một phần mềm nào, do đó chúng sẽ hoàn toàn trợ giúp cho bạn với các phần mềm ưa thích quen thuộc của mình. Như vậy bạn hoàn toàn yên tâm nếu như không muốn dùng các phần mềm họ Windows Media Player.

***

Và đến đây tôi hi vọng rằng bài viết này đã giải đáp các thắc mắc của bạn!

Chú thích

1^. Không xem được video, giúp tôi với !!!, trao đổi thắc mắc trên Internet, người hỏi đã sử dụng cách đổi đuôi tập tin nhưng không phát được video. Mặc dù đây là thắc mắc trên các máy điện thoại, nhưng tôi cũng gặp nhiều trường hợp cụ thể tiến hành đổi đuôi tập tin video để phát trên máy tính nhưng không thành công.

2^. Không xem được video!?, trao đổi trên diễn đàn.

3^. The default codecs that are included with Windows Media Player 9 and with Windows Media Player 10, trên website của Microsoft.

Xem thêm

Video codec, mục từ trên Wikipedia (tiếng Anh).

Trương Mạnh An (20/12/2008)

10/12/08

Hướng dẫn lập một blog với Blogger

Blog ngày nay thì đã phát triển khá nhanh khiến cho mọi người có thể thực hiện việc xuất bản một trang web cá nhân một cách dễ dàng và miễn phí. Hiện nay có nhiều nhà cung cấp blog miễn phí cho nhu cầu viết blog như: Blogger của Google, Yahoo! 360 Plus của Yahoo, Wordpress ... ở nước ngoài và tất nhiên là các nhà cung cấp khác nữa ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng trong bài này tôi chỉ hướng dẫn cách thức lập một blog với nền tảng Blogger của Google. Hi vọng rằng việc trình bày bằng hình ảnh sẽ giúp bạn muốn lập một blog với Blogger một cách đơn giản và dễ hiểu.

Blogger ở đây tên một dịch vụ cung cấp blog của Google, chúng không được hiểu là blogger - tức là người viết blog, do điều này nên trong bài luôn viết hoa chữ "B" trong Blogger.

Trước hết, xin giải thích một chút về lý do mà tôi đang chọn nhà cung cấp dịch vụ là Blogger mà không phải là một nhà cung cấp khác: Khi mà tôi bắt đầu viết blog là một nhà cung cấp của Việt Nam, đó là Sky.vn với nền tảng Wordpress đang rất được nhiều người viết blog chuyên nghiệp lựa chọn (và được giới viết blog có am hiểu về kỹ thuật coi đó là nền tảng số 1 dành cho các blog). Tuy nhiên sau một thời gian thì tôi chuyển sang Blogger bởi vì có nhiều ưu thế hơn so với các nền tảng khác về tốc độ và sự ổn định. Một mặt khác thì Blogger đang là mạng xã hội đứng đầu trong thời điểm hiện nay (trong năm 2008) theo như thống kê của ComScore[3].

Yếu tố tốc độ ở đây là sự truy cập nhanh, thao tác nhanh đối với các hoạt động làm việc với blog của mình mà không phải chờ lâu (kiểu như đường truyền chậm chạp). Sự ổn định là yếu tố mà tôi rất quan tâm, bởi vì nhiều nhà cung cấp có thể sẽ ngừng cung cấp dịch vụ sau một thời gian do không nhận thấy lợi nhuận (bởi lợi nhuận đến từ các blog cho nhà cung cấp thường là thông qua quảng cáo hoặc các yếu tố lợi nhuận phát sinh sau này chứ không phát sinh trực tiếp), hoặc cung cấp cầm chừng, lấy lệ để đỡ mang tiếng ngừng cung cấp.

Yếu tố đầu tư cho máy móc thiết bị là rất quan trọng, nếu như một nhà cung cấp dịch vụ nào đó chỉ sử dụng một vài máy chủ tầm vừa và nhỏ cho các blog thì việc truy cập, soạn thảo và đăng bài sẽ rất chậm chạp, liên tục xảy ra lỗi nếu đồng thời có nhiều người sử dụng (ví dụ như Yahoo 360 hiện nay đang bị "bỏ bơ vơ" nên gặp nhiều lỗi hoặc chậm chạp khi viết và đọc các entry). Blogger có một hệ thống máy chủ lớn và nhiều của Google sẽ luôn luôn đảm bảo cho blog của bạn lập trên nền tảng này được ổn định - ít nhất là cho đến khi Google phá sản - mà khả năng phá sản của Google thì tôi nghĩ rằng chỉ vài phần triệu mà thôi ^^.

Vậy thì tại sao không chọn Yahoo! 360 Plus? So sánh giữa Blogger với nó như thế nào? Tôi nghĩ rằng Blogger cho phép thay đổi giao diện cùng việc thêm các plug-in cho blog thuận tiện và được hỗ trợ tốt hơn, chúng có một số mẫu template cơ bản và và các template tự do được cung cấp từ các nguồn khác bên ngoài, do đó khả năng thay đổi giao diện và các plug-in hay gadget một cách rất đơn giản khiến cho dễ tạo ra những sự khác biệt nhau giữa các blog của cùng một hãng cung cấp. Một mặt khác thì Blogger đã qua một thời gian thử nghiệm (beta) và được nhiều người viết blog sử dụng sẽ tạo ra một kho kiến thức thủ thuật, kinh nghiệm hay các ứng dụng dành cho nó một cách tốt hơn và sẵn sàng được chia sẻ đối với bạn.

Còn đối với Yahoo! 360 - Mạng xã hội được nhiều người sử dụng ở Việt Nam trong những năm qua thì có lẽ đã bị Yahoo bỏ rơi nên hiện nay hoạt động cầm chừng, gây lên rất nhiều lỗi cho người sử dụng[1]

Nhà cung cấp dịch vụ blog nào có tình trạng kinh doanh sáng sủa sẽ là nhà cung cấp ổn định trong thời gian dài. Thực tế cho thấy Google sẽ bền vững hơn bất kỳ một nhà cung cấp blog nào khác mà tôi biết: Yahoo, Wordpress và các nhà cung cấp blog trong nước.

Về mức độ chuyên nghiệp như đã được đánh giá của nền tảng Wordpress thì cá nhân tôi cho rằng sự "chuyên nghiệp" ở đây là sự chuyên nghiệp về khả năng thay đổi template, các plug-in để có những người có khả năng về lập trình web có thể thoải mái tuỳ biến theo cách riêng. Tuy nhiên lợi thế này lại không phù hợp đối với người không có chuyên môn về lập trình web (hoặc không thông thạo về công nghệ thông tin). Như vậy thì đối với tôi hoặc có thể đối với cả bạn thì một nền tảng blog mà vừa thoả mãn các yếu tố: Tốc độ, sự ổn định, khả năng tuỳ biến cao phù hợp với khả năng và đặc biệt là miễn phí (hoặc có đầy đủ tính năng mà không phải trả phí) sẽ được lựa chọn sử dụng. Nếu như bạn chưa nhận ra nền tảng nào phù hợp với yếu tố trên thì hãy tin tôi khi mà tôi nói rằng đó là nền tảng Blogger.

Blogger đang thử nghiệm và cho phép bạn có thể xuất toàn bộ blog sang các tập tin dạng XML để lưu trữ hoặc nhập sang dịch vụ cung cấp blog khác (tính năng này tương tự tên nền Wordpress). Bạn cũng có thể lựa chọn các dịch vụ khác của Google để quản lý blog của mình một cách chuyên nghiệp hơn, ví dụ sử dụng Google Analytics để thống kê lượt truy cập của blog một cách rất chi tiết, Google Webmaster Tools để kiểm tra và phát hiện lỗi trên blog của mình hoặc thiết lập tần suất hoạt động boot của Google để đưa kết quả tìm kiếm trên blog của mình đến với cỗ máy tìm kiếm của Google.

Để lập một blog với Blogger bạn chỉ cần có một tài khoản Google, một chút tiếng Anh cơ bản và một chút suy luận. Nếu như bạn chưa hiểu một số từ tiếng Anh thì phần hướng dẫn bằng hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện được điều đó.

Trước hết bạn cần có một tài khoản Google để thực hiện các bước theo hướng dẫn. Để đăng ký một tài khoản của Google và sử dụng các dịch vụ của hãng này cung cấp thì bạn chỉ cần có một hộp thư (được cung cấp bởi bất kỳ nhà cung cấp nào), tuy nhiên khuyến cáo bạn sử dụng một hộp thư của Google cung cấp, đó là Gmail.

Nếu như bạn chưa có tài khoản Gmail, bạn có thể đọc bài viết hướng dẫn cách lập một tài khoản Gmail của tôi trên blog này. Tôi nghĩ rằng bài viết đó rất dễ hiểu đối với những ai chưa thành thạo với Internet.

Và bây giờ, từ hộp thư Gmail mà bạn đã tạo lập đó, đây là hình minh hoạ bạn bắt đầu cho quá trình tạo lập một blog, nó đơn giản theo từng bước như thế này:

Bước 1: Bắt đầu từ Gmail

Từ hộp thư Gmail (sau khi đăng nhập), bạn cần chuyển đến một dịch vụ khác của Google để có thể thấy mục My Account của bạn, ở đó thì có nhiều dịch vụ khác miễn phí mà bạn có thể sử dụng. Ở đây tôi chọn vào mục Web, tức là trang tìm kiếm của Google. Để chuyển sang trang Web, bạn chỉ việc bấm vào liên kết Web như hình trên.

Ở trang tìm kiếm này bạn dễ dàng tìm thấy một liên kết đến các dịch vụ của Google cung cấp, đó là My Account (hình trên)

Trong mục My Account này có chứa các dịch vụ, tiện ích khác của Google cung cấp, chúng có các mục: Gmail, Picasa, Reader...và tất nhiên là có mục Blogger. Tuy nhiên, quả thật là tôi không thấy mục Blogger ở đâu cả (?!), có lẽ nó nằm ở trong phần Try Something new chăng? Nhưng hình như cũng không có, vậy thì phải vào theo một cách khác vậy, bởi vì trong trường hợp chưa sử dụng có thể tài khoản của bạn sẽ chưa có Blogger ở danh mục các dịch vụ thường dùng, sau khi đăng ký có lẽ nó sẽ hiện ra thôi (và lúc này chắc là bạn có thể sử dụng bước 1 nếu muốn tạo ra một blog mới ^^).

Bước 2: Bắt đầu đăng ký một blog với Blogger

Đây là trang đăng ký của Blogger, bạn có thể đến trang này theo Bước 1 hoặc bạn có thể gõ vào địa chỉ http://blogger.com để có thể đến được trag này (bỏ qua bước 1 ở trên). Trang này nói rằng bạn có thể tạo một blog đơn giản chỉ qua ba bước: 1. Tạo một tài khoản - 2. Lựa chọn tên blog - 3. Lựa chọn template.

Nếu như bạn đã có một tài khoản Gmail như Bước 1 thì lúc này bạn đã có thể bắt đầu thực hiện theo ba bước để tạo một blog với Blogger.

Trong hình này thì bạn sẽ thấy rằng phần Username đã được điền sẵn bởi vì bạn đã đăng nhập vào tài khoản Gmail và mặc định thì tài khoản Blogger cũng sẽ lấy username này của bạn. Bây giờ bạn chỉ việc nhập password của bạn vào ô Password là hoàn tất bước này. (trong trường hợp chưa đăng nhập vào Gmail thì bạn cần nhập phần tên của email của bạn vào phần Username, nhập password hộp thư của bạn vào phần password của trang này).

Sau bước bày, bạn bấm vào nút Sign in (như hình dưới).

Bây giờ chúng ta bắt đầu vào bước 1: Sign up for Blogger, bạn xem hình dưới đây:

Trong phần này có các mục Email address, Your name đã được điền sẵn địa chỉ email và tên theo tài khoản của bạn. Ở đây Your name được hiển thị là tên thật của bạn, nhưng nếu như bạn muốn hiển thị tên khác sau mỗi bài viết hoặc entry trên blog (có thể gọi là nickname hoặc gọi là "bút danh" cũng được) thì bạn cần nhập vào mục Display name ở trang này. Nếu như bạn muốn tên thật của bạn hiển thị tại đây thì bạn có thể sử dụng trùng với tên được hiển thị ở phần Your name ở trên.

Tiếp đến là bạn cần đọc và chấp nhận thoả thuận sử dụng dịch vụ của Blogger bằng cách bấm vào liên kết Terms of Service ở trên trang này để đọc và click vào ô trống ở trước dòng chữ "I accept the Terms of Service" nếu bạn chấp nhận thoả thuận này (còn nếu bạn không chấp nhận thì cũng không tạo được một blog ở Blogger rồi ^^). Thoả thuận sử dụng dịch vụ là một điều mà khi bạn sử dụng bất kỳ một dịch vụ nào đều phải thực tuân theo nó.

Sau đó bạn bấm vào liên kết Continue có hình mũi tên để hoàn tất phần này.

Phần tiếp theo là bước 2 trong tổng số 3 bước tạo một blog dễ dàng với Blogger, bạn xem hình dưới đây:

Phần này có tên là "Name your blog", có nghĩa là tên blog của bạn.

Phần đầu tiên: Bạn cần nhập tên của blog vào ô "Blog title". Đây là tên sẽ được hiển thị tại mỗi trang bài viết trên blog của bạn, ví dụ như blog này của tôi thì nó là minhlinh36, (còn ở phần minh hoạ trên hình của tôi là minhlinh360, tôi phải lấy khác đi một chút).

Phần "Blog address (URL)" rất quan trọng bởi vì nó là địa chỉ của blog của bạn trên Internet. Địa chỉ này thì duy nhất trên toàn thế giới do đó bạn không thể lựa chọn một địa chỉ trùng với một địa chỉ đã có sẵn. Bạn nên chọn địa chỉ nào đó có liên quan đôi chút đến bạn hoặc các nội dung mà bạn dự định viết trên blog của mình. Địa chỉ blog sẽ luôn có dạng (http://) địa_chỉ_blog.blogspot.com (phần .blogspot.com là không thay đổi được nên bạn chỉ có thể lựa chọn phần địa_chỉ_blog mà thôi).

Có một chút gợi ý về địa chỉ mà bạn chọn cho blog của mình: Nếu như bạn muốn lập một blog như một cuốn nhật ký trực tuyến thì bạn nên chọn theo tên của bạn hoặc biệt danh, biệt hiệu hay một cụm từ nào đó có ý nghĩa đối với bạn. Ví dụ như bạn tên là Nguyễn Văn Hải thì có thể bạn chọn có thể chọn địa chỉ là nguyenvanhai.blogspot.com chẳng hạn. Ví dụ khác: nếu như người ta gọi bạn là Hải "cận" mà bạn muốn đặt địa chỉ blog của bạn theo biệt danh đó, bạn có thể chọn là haican.blogspot.com

Như trên đã nói rằng địa chỉ blog này thì chỉ duy nhất trên toàn thế giới do đó mà bạn cần kiểm tra xem địa chỉ bạn vừa chọn có được chấp nhận hay không (tức là đã có ai dùng địa chỉ của bạn chưa). Để kiểm tra địa chỉ có được chấp nhận hay không, bạn bấm vào liên kết "Check Availability".

Ví dụ như hình minh hoạ trên thì tôi chọn địa chỉ blog của mình là minhlinh360.blogspot.com, tôi bấm vào liên kết kiểm tra này xem có ổn không nào.

Thật buồn, địa chỉ này không được chấp nhận, kết quả kiểm tra như hình trên đã viết rằng "Sorry, this blog address not available" (có nghĩa là: Xin lỗi, địa chỉ blog này không sẵn sàng). Như vậy thì địa chỉ minhlinh360.blogspot.com đã được một người nào đó sử dụng mất rồi!

Bây giờ thì tôi cần phải lựa chọn lại một địa chỉ khác mà thôi. Tôi thử lấy địa chỉ là huongdan360.blogspot và kết quả kiểm tra thông báo rằng "This blog address is available" - OK có nghĩa là nó đã sẵn sàng cho tôi sử dụng. Sau khi đổi địa chỉ này thì tôi cần thấy phải thay đổi tiêu đề blog như ở phần phía trên để phù hợp hơn đối với địa chỉ blog.

Sau phần này thì bạn lại bấm vào nút Continue.

Phần tiếp theo là bước thứ 2 của quá trình tạo blog: Shoose a template, bạn xem hình dưới đây:

Như minh hoạ bằng các template khác nhau trong danh sách lựa chọn ở trang này thì bạn có thể thấy rằng chúng chính là giao diện của trang blog. Bạn có thể chọn một template mà bạn thấy thích nhất để có thể tạo một blog trước đã, sau này bạn có thể đổi sang các template khác cũng trong nhóm danh sách này hoặc sử dụng các template được cung cấp ở các website khác[2], hay như bạn bè viết ra cho bạn hoặc nếu bạn có khả năng viết thì do chính bạn tạo ra. (Bạn có thể xem thêm các bài viết trên blog khác ở mục "Xem thêm" phía cuối bài viết này để biết cách thay đổi Template sau khi lựa chọn lần này chưa hợp lý đối với bạn)

Như trong minh hoạ, tôi chọn ngẫu nhiên một template mà tôi cảm thấy vừa ý, đó là mẫu Scribe được tạo ra bởi Todd Dominey. Giao diện này có một vẻ gì đó cổ cổ của trang giấy ố vàng, nên nó hấp dẫn tôi một chút thế thôi.

Sau bước này bạn lại bấm vào nút Continue.

Bước 3: Viết blog

Và bây giờ thì việc tạo ra một blog với Blogger đã hoàn tất, bạn có hể bấm vào nút Start Blogging để bắt đầu viết blog.

Sau khi hoàn tất bước đăng ký, tạo lập một blog như đã viết ở phía trên, bây giờ là lúc mà bạn cần viết một entry đầu tiên cho blog của mình. Entry này khá là cần thiết bởi vì một blog bao giờ cũng phải có ít nhất một nội dung tối thiểu nào đó, rất hiếm gặp các blog chỉ có mỗi phần tiêu đề và các thành phần phụ ở bên cạnh. Bạn có thể nhìn vào hình dưới đây để thấy trang dành cho việc soạn thảo nội dung cũng khá đơn giản dễ hiểu cho người sử dụng.

Ở trang này có các phần cơ bản để phục vụ bạn viết một entry của blog: Tiêu đề, phần nội dung, phần ghi các tag (nhãn)...

Phần Title dành cho phần tiêu đề của một entry. Ở đây có một chút liên quan đối với một thủ thuật khác của Blogger: Đặt tiêu đề theo hai bước sao cho URL của bài viết dễ hiểu, dễ đoán nhất đối với chính bạn và người đọc blog sau này nếu như cần trích dẫn, liên kết trên blog hoặc forum, website khác. Bạn có thể xem bài viết về thủ thuật đó ở trên blog này.

Nếu như thủ thuật này khó hiểu đối với bạn trong thời điểm này, bạn có thể bỏ qua để viết tiêu đề theo đúng ý của bạn, sau này sẽ bắt đầu thực hiện thủ thuật này sau đó cũng được.

Phần nội dung entry là nơi mà bạn soạn thảo nội dung ở đó, có ba cách thức thực hiện phần này:

  • Bạn soạn thảo trực tiếp lên phần nội dung này. Cách thức này phù hợp đối với các entry ngắn, viết mất ít thời gian.
  • Bạn có thể soạn thảo ở một phần mềm soạn thảo khác, ví dụ như trình soạn thảo văn bản Word của Microsoft chẳng hạn, hoặc chuyên nghiệp hơn là sử dụng một phần mềm soạn thảo HTML nào đó khác. Cách thức soạn thảo trên các phần mềm bên ngoài này có các ưu điểm hơn như: Không phải kết nối trực tiếp với Internet khi soạn thảo; Có thể phù hợp với việc soạn thảo các entry dài, tốn nhiều thời gian.
  • Bạn cũng có thể sưu tầm một nội dung nào đó trên các website/blog khác về cho blog của mình, tức là copy nội dung ở đâu đó khác vào phần khung soạn thảo này rồi chỉnh sửa lại cho phù hợp. Cách thức này bạn nên nêu rõ nội dung là sưu tầm và nên có một liên kết đến nguồn lấy.

Bạn lưu ý rằng khi soạn thảo nội dung bằng tiếng Việt thì bạn cần sử dụng bộ gõ với các font theo Unicode để có thể hiển thị tiếng Việt rộng rãi trên toàn thế giới (bởi sử dụng bộ font dùng chung). Nếu như copy từ một nguồn nào đó sử dụng các dạng font khác của tiếng Việt như ABC, VNI thì cần chuyển đổi chúng sang font Unicode trước khi paste chúng vào ô soạn thảo. Để có thể gõ tiếng Việt một cách phù hợp bạn chỉ cần sử dụng các phần mềm gõ tiếng Việt như Vietkey, Unikey mà trong đó chọn kiểu Unicode dựng sẵn.

Công cụ soạn thảo được trang bị khá đầy đủ cho bạn: Có thể thay đổi kiểu font chữ, kích cỡ font, trình bày chữ kiểu đậm, chữ kiểu nghiêng, màu chữ, tạo liên kết (link), căn lề (trái, phải, giữa, đều hai bên), đánh số thứ tự các đề mục, trích dẫn, kiểm tra chính tả (chưa hỗ trợ tiếng Việt), chèn ảnh, chèn video...Nói chung các tính năng này đủ cho bạn trình một bài viết nếu như sử dụng soạn thảo trực tuyến.

Công cụ soạn thảo này sẽ phù hợp với các entry ngắn (khoảng vài trăm chữ), đối với các entry có nội dung dài hơn (ví dụ như tôi đang soạn thảo bài viết này) thì có lẽ rằng bộ công cụ này sẽ khó phù hợp bởi kích thước của chúng hơi nhỏ so với việc soạn thảo cần tính bao quát về nội dung và hình ảnh. Nếu như bạn cần viết một entry dài hơn thì có lẽ nên sử dụng một trình soạn thảo nào đó bên ngoài blog, sau đó copy và paste vào ô soạn thảo này.

Tính năng tự động ghi lại sẽ luôn được thực hiện trong quá trình soạn thảo nội dung entry/bài viết, do đó bạn không ngại rằng có thể bị mất các đoạn soạn thảo của mình khi kết nối Internet bị gián đoạn hoặc mất điện. Nếu như trong quá trình soạn thảo có các lỗi về kết nối thì sau khi kết nối lại bạn vẫn có thể tiếp tục soạn thảo nội dung đang viết trước đó.

Preview là tính năng xem trước nội dung hiển thị trong phần soạn thảo của bạn. Tuy cho phép bạn nhìn trước nội dung hiển thị nhưng có vẻ vẫn không giống như là phần hiển thị nội dung đó trên blog, bởi vì giới hạn độ rộng của phần xem trước thì chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó chứ không rộng ở mức độ toàn màn hình như một số template.

Phần nhãn cho entry/bài viết: Ý nghĩa của mục này là bạn có thể sắp xếp các loại entry/bài viết của bạn theo các nhóm có cùng một chủ đề. Một entry/bài viết có thể được gán theo nhiều nhóm khác nhau, tôi ví dụ như trong hình minh hoạ thì đoạn nội dung entry của tôi có thể phù hợp với ba nhóm chính: nhóm Nhật ký (bởi vì những dòng viết đó là nhật ký), nhóm Viết blog (bởi vì tôi đang viết blog đó, nó cũng có thể thể hiện rằng đó là những nội dung mà tôi đã tự viết ra chẳng hạn) và nhóm Bạn bè (bởi vì tôi muốn viết dành cho bạn bè, viết cho bạn bè ...).

***

Sau khi hoàn tất việc soạn thảo các nội dung cho một bài viết, bạn bấm vào nút Publish post để xuất bản lên blog. Quả thật là tôi phải chờ đợi khá lâu (cỡ chừng một phút) để Blogger bắt đầu xuất bản trang blog của tôi. Thời gian thao tác với Blogger có lẽ phụ thuộc vào tình trạng sử dụng Internet (cá nhân hay dùng chung) và các ISP. Với Blogger thì có lẽ dùng với VNPT là chậm nhất và đôi khi khó phân giải DNS trong các giờ cao điểm, và nhanh hơn nếu như dùng đường truyền Internet của FPT và Viettel.

Cuối cùng thì việc xuất bản entry/bài viết cũng đã hoàn tất, Blogger hiển thị một trang như sau:

Ở trang thông báo việc xuất bản entry/bài viết thành công này có một vài sự lựa chọn để bạn có thể xem và chỉnh sửa lại bài viết của mình:

  • View Blog: Sẽ cho bạn xem ngay bài viết của bạn được đăng trên trang chính của blog. Liên kết này sẽ chuyển toàn bộ trang hiển thị này sang thành trang blog của bạn. Tôi nghĩ không nên sử dụng liên kết này trừ khi bạn đã được chỉnh sửa lại.
  • ...in a new window: Liên kết để mở blog của bạn bằng một cửa sổ mới (hành động này cũng giống như bạn tự thực hiện việc mở một liên kết đến blog của bạn trong trang này sang cửa sổ mới). Nếu như bạn xuất bản bài viết lần đầu tiên (mà không thuộc loại chỉnh sửa lại bài viết) thì tôi nghĩ rằng liên kết này sẽ thuận tiện cho việc chỉnh sửa lại entry. Theo đó bạn có thể thực hiện như sau: Mở blog của bạn trên một tab mới (đối với Mozilla Firefox 2 và IE7 trở lên) hoặc mở ở một cửa sổ trình duyệt mới (đối với Firefox và IE phiên bản cũ hơn), xem hình ảnh trong entry/bài viết mới xuất bản xem có cân xứng hay không, nội dung có cần chỉnh sửa lại hay không...Nếu như cần thiết phải chỉnh sửa lại thì đã có một liên kết sẵn cho bạn ở trang thông báo trạng thái này (trên trang blog của bạn sẽ không có ngay liên kết dành cho việc sửa lại bài mới viết).
  • Edit post là liên kết dùng cho việc chỉnh sửa lại bài vừa xuất bản. Thông thường thì chúng chỉ có ý nghĩa sau khi bạn nhìn thấy nội dung đã được xuất bản lên blog để có cơ sở để điều chỉnh lại, do đó ở phía trên tôi đã khuyên rằng bạn nên sử dụng nút "View Blog in a new windows".
  • Create a new post là liên kết viết ra một bài mới, bạn có thể sử dụng nó để viết một bài tiếp theo.

Và nếu bạn xem phần bài viết được hiển thị trên blog như thế nào thì bằng một trong những cách trên (chọn View Blog hoặc [View blog] in a new window) thì sẽ ra hình dưới đây:

Trong hình trên bạn sẽ nhìn thấy blog được hiển thị như các thiết đặt mà tôi lấy trong ví dụ, các phần mục ở lề trái là theo mặc định của Blogger (và bạn cũng có thể thay đổi được chúng). Ở đây có một lưu ý rằng khi tôi dùng Firefox thì khi sử dụng liên kết ...in a new window đã nói ở phần trên thì trang này sẽ hiển thị trên một tab mới, trong khi đó tab cũ vẫn hiển thị trang thông báo trạng thái sau khi xuất bản bài đăng (tab phía bên trái). Vậy đến đây bạn muốn chỉnh sửa lại bài đăng thì có thể bấm vào tab cũ để vào liên kết Edit post rồi chỉnh sửa lại.

Bạn có nhận ra rằng phần tiêu đề của blog (Blog title) đã nói ở trên bây giờ hiển thị như thế nào rồi chứ, chúng sẽ hiển thị trong trường hợp của tôi là "Hướng dẫn thủ thuật, kinh nghiệm" như hiển thị ở hình minh hoạ. Nếu như link ở entry đầu tiên như minh hoạ của tôi có tiêu đề là "Hi, chào mọi người, đây là blog đầu tiên của tớ" thì ghép phần blog title vào sẽ thành một phần tiêu đề trên thanh trình duyệt như sau: "Hướng dẫn thủ thuật, kinh nghiệm: Hi, chào mọi người, đây là blog đần tiên của tớ", vậy thì hơi vô lý phải không nhỉ?

Và do đó ở đây bạn có thể lựa chọn một blog title sao cho phù hợp với phần lớn các entry/bài viết của mình để cho toàn bộ câu liên kết giữa hai loại trên là phù hợp với nhau ở phần lớn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi lựa chọn tiêu đề blog thì có lẽ viết luôn tên của bạn là hợp lý hơn cả, bởi vì chúng giống như lời nói của chính bạn.

Ở đây tôi thấy giao diện của blog lúc này bằng tiếng Anh, và có lẽ rằng sẽ không phù hợp cho lắm nếu như nội dung của blog lại đang viết bằng tiếng Việt. Có cách nào chuyển nội dung blog hoàn toàn sang tiếng Việt được không? Có đấy, vì Blogger đã hỗ trợ tiếng Việt trên dịch vụ này của mình.

Để từ trang blog hiển thị, khi mà bạn đã đăng nhập vào Blogger thì sẽ có các liên kết để bạn đến phần thiết đặt, điều chỉnh blog của bạn.

Bạn bấm vào nút Customize như trên hình dưới đây.

Sau khi bấm vào Customize như hình trên, bạn sẽ thấy một trang ở hiển thị như ở phía dưới đây:

Trang này dùng để thiết lập, điều chỉnh các thành phần đã hiển thị trên blog của bạn. Bạn có thể chọn lại Navbar (cái dòng có màu ngay đầu trang blog hiển thị của bạn) hay các Gadget ở cột bên trái như minh hoạ (bạn có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa)...

Có lẽ rằng phần này sẽ được bạn tự khám phá ra sau một thời gian sử dụng blog, còn lại thì ở bài này hiện tại mục đích của tôi chỉ muốn hướng dẫn bạn tạo một blog, viết các entry/bài viết và xuất bản chúng mà thôi. Để tiếp tục việc chuyển đổi giao diện blog hoàn toàn sang tiếng Việt, bạn bấm vào liên kết Settings như ở hình trên.

Sau khi vào phần Settings bạn vào tiếp phần Formatting như ở hình dưới đây

Trong phần Formatting cũng như nhiều mục khác nữa trong phần Settings có nhiều phần để bạn có thể thay đổi cho phù hợp với sở thích của mình, nhưng ở đây khi mà ta đang muốn chuyển sang giao diện thuần Việt thì bạn tìm đến phần Language. Phần Language theo mặc định ban đầu là chọn ngôn ngữ tiếng Anh, bạn bấm vào hộp thả xuống và tìm đến tiếng Việt thông qua lựa chọn Vietnamese (như hình dưới).

Phần Show cho phép bạn thiết đặt số entry hiển thị (toàn phần) có mặt trên trang chính của bạn. Nếu như bạn chỉ viết các entry có nội dung ngắn thì có lẽ con số 3, 5 hoặc 7 là phù hợp với bạn, nhưng nếu viết các entry dài (kiểu như bài viết mà bạn đang đọc này) thì chỉ nên chọn 1 mà thôi.

Tất nhiên là sau khi chọn như trên, bạn cần bấm vào nút Save Settings để lưu lại những thay đổi.

Còn một phần nữa để chuyển hoàn toàn giao diện sang tiếng Việt, bạn quay về trang http://blogger.com/home của bạn như hình dưới. Ở đây trong phần Language bạn tiếp tục chọn lại ngôn ngữ sang tiếng Việt một lần nữa. Như vậy từ đây thì Blogger có vẻ như giống như được cung cấp bởi một công ty nào đó trong nước thực hiện (tức là Việt hoá hoàn toàn phần giao diện và phần thiết đặt, thiết lập).

Cũng có một lưu ý thêm ở trang này là phần Profile của bạn thì nên điền một số thông tin vào đó để người đọc blog có thể hiểu thêm về bạn. Tương tự như thế đối với phần Photo sẽ là hình ảnh cá nhân của bạn, bạn nên sử dụng một ảnh chân dung hoặc một ảnh avatar nào đó làm đại diện cho bạn.

Sau khi lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt như trên, bạn quay lại trang blog của mình. Ồ, tất cả đã được chuyển sang tiếng Việt! Từ đây bạn có thể dễ dàng viết blog hoặc điều chỉnh tính năng, thay đổi giao diện, thêm bớt các thành phần vào blog của mình một cách dễ dàng hơn bởi toàn bộ ngôn ngữ đã trở lên quen thuộc đối với bạn.

Và đến đây, sau bài này thì nếu như bạn chưa biết Blogger, bạn có thể đăng ký, tạo lập một blog và viết các entry của mình một cách đơn giản rồi phải không? Hi vọng bạn sẽ tự tìm hiểu được các phần thiết lập khác sau một thời gian sử dụng blog, còn bây giờ thì bạn hãy thử lập một blog trước đã (^_^).

***

Chú thích

1^. Entry cuối cùng gửi Yahoo 360, Bùi Dũng đăng trên Tuần Việt Nam, 12/2008. Bài viết này cho biết Yahoo không còn mặn mà với Yahoo 360 nữa, mà có thể sẽ ngừng cung cấp vào năm 2009 để đề nghị người dùng chuyển sang Yahoo! 360 Plus.

2^. Free Blogger Templates, High Quality Blogger Templates, trên FinalSense.com. Ví dụ một website cung cấp miễn phí các template cho Blogger mà tôi tìm kiếm được thông qua Google, bạn có thể tìm thấy rất nhiều các trang web cung cấp các template cho Blogger như vậy, tuy nhiên nên chọn các loại template có nhiều người dùng và kiểm nghiệm.

3^. Top 20 dịch vụ mạng xã hội năm 2008, Trên TuổiTrẻ Online (theo TTCN), 01/2009.

Xem thêm

Adding a Google Gadget to your blog, trên YouTube: Bạn có thể thực hiện việc thêm các Gadget vào Blog của bạn một cách đơn giản theo hướng dẫn bằng video này trên YouTube. Nếu bạn không rành tiếng Anh thì tôi nghĩ rằng chỉ cần nhìn hình bạn cũng có thể biết cách thêm các gadget để trang điểm cho blog của mình.

Thủ thuật blog. Một blog về các thủ thuật hoặc các hướng dẫn đối với Blogger rất chuyên nghiệp, bạn có thể tìm thấy rất nhiều điều hữu ích đối với blog của bạn từ blog này.

Blogger, mục từ trên Wikipedia tiếng Việt, (bản tiếng Anh tại đây).

Thay đổi giao diện template blog Blogger, trên VinaBlog. Bài này hướng dẫn cách thay đổi sang template khác.

Thủ thuật Blogger: Đặt tên lưu entry bằng tiếng Việt không dấu, trên blog này. Phần thủ thuật này sẽ giúp bạn tạo ra phần link cho mỗi bài viết bằng tiếng Việt không dấu sao cho dễ đọc so với việc đặt tên mặc định của Blogger (loại bỏ các phần chữ Unicode có dấu, chỉ lấy theo mã ASCII).

Chuẩn mực đạo đức dành cho blogger, Vĩnh Hồng (theo Cyber Journalist) đăng trên Tuần Việt Nam, 10/2008. Nếu bạn trở thành người viết blog chuyên nghiệp sau này thì nên đọc bài này để biết những điều nên và không nên - bởi vì blog cũng giống như xuất bản báo chí vậy (^_^).

Trương Mạnh An (10/12/2008)

1/12/08

Ghost là gì? thế nào và tại sao?

Norton Ghost đã quá quen thuộc đối với nhiều người - nhất là những kỹ thuật viên sửa chữa hệ thống máy tính, quản trị mạng công ty hoặc những người sử dụng máy tính nghiệp dư hiểu biết. Đối với bạn thì sao? Có phải là quá mới? Có phải là bạn đã nghe tên đến ghost nhưng chưa hiểu rõ về phương thức và ý nghĩa của chúng? Tôi sẽ giúp bạn hiểu và thực hiện sao lưu hoặc phục hồi một cách rõ ràng nhất có thể.

Ghost là một danh từ chỉ phần mềm, tuy nhiên do phần mềm này được sử dụng quá nhiều, quá thông dụng nên chúng đã trở thành một động từ. Khi người ta nói "ghost" thì có nghĩa là bạn cần sử dụng phần mềm Norton Ghost để thực hiện việc sao lưu dữ liệu từ một ổ cứng/phân vùng thành tập tin ghost. Sau khi sao lưu bạn có thể phục hồi lại hệ thống trong bất kỳ thời điểm nào và trong bất kỳ một máy tính nào. Không những thế, bạn còn có thể sử dụng các tập tin ảnh đó để có thể lấy lại các tập tin nhất định nào đó chứa trong nó mà không cần thiết phải khôi phục lại hoàn toàn trạng thái làm việc như khi sao lưu.

Những điều này có hấp dẫn đối với bạn hay không? đối với tôi Ghost là một phần mềm mà có lẽ rằng tôi không thể bỏ qua nó nếu chừng nào còn sử dụng các hệ điều hành của Microsoft và muốn sao lưu dữ liệu một cách thuận tiện và thông dụng đối với nhiều máy tính khác nhau.

Tìm hiểu ý nghĩa của việc Ghost lại một ổ cứng hoặc một phân vùng

Để hiểu sâu một chút về các hành động ghost lại các ổ cứng, phân vùng trên ổ cứng thì phần này tôi sẽ giúp bạn thông qua một ví dụ đơn giản và dễ hiểu như sau:

Bạn hãy nhìn vào căn phòng của bạn, bất kể là căn phòng làm việc, phòng khách hay phòng ngủ cũng được. Bạn sẽ nhìn thấy gì? đồ đạc, các bức tranh treo trên tường, ... đủ thứ. Bạn nghĩ rằng nó sẽ thay đổi theo thời gian chứ, có thể lắm vì sở thích của bạn thay đổi, và thời gian sẽ làm cũ mòn chúng đi, hay như các lớp bụi sẽ bao trùm. Để giữ lại những kỷ niệm của căn phòng đó, bạn có thể chụp ảnh chúng lại, sau một thời gian nhìn lại chúng, có thể điều đó sẽ giúp bạn khơi lại những kỷ niệm, mang dấu ấn của một giai đoạn sống của bạn với những suy nghĩ, tư duy và phong cách có thể sẽ khác với thời điểm mà bạn đang nhìn lại bức ảnh đó.

Có vẻ như hơi lạc đề rồi (?). Bây giờ - khi mà bạn đang xem lại bức ảnh căn phòng của bạn - bạn muốn tất cả trở lại như xưa, tức là như những gì đang xuất hiện trong bức ảnh của bạn thì cũng thật dễ dàng thực hiện điều đó. Bạn bắt đầu sắp xếp lại đồ vật như chúng được hiển thị trong bức ảnh. Nếu như chẳng may đồ vật nào đó bị vỡ, hư hỏng thì nhờ có một phép thần kỳ nào đó, chúng lại trở lại y như cũ để bạn sắp xếp lại chúng trong căn phòng của mình.

Lấy ví dụ như trên chưa ổn. Hic, tôi lấy một ví dụ khác: Bây giờ bạn thử nhìn vào một chiếc giá sách chứa rất nhiều sách mà bạn đã sắp xếp chúng một cách rất khoa học, rất dễ lấy từng cuốn sách với thói quen sử dụng của bạn bởi các phân mục rõ ràng. Bạn đã chụp lại một bức ảnh mà tất cả các gáy sách sẽ giúp bạn nhận biết cuốn nào đặt ở tầng nào, chỗ nào. Một hôm những người bạn của bạn đến chơi và lục tung sách của bạn lên, làm đảo lộn mọi thứ. Khi họ ra về thì bạn bắt đầu sắp xếp lại, mọi việc rất đơn giản vì bạn đã dùng bức ảnh chụp để có thể sắp xếp lại đến từng vị trí của các cuốn sách như cũ.

Nhiều người sử dụng không biết có sự hiện diện của System Restore trong hệ thống và không khai thác đến nó. Nếu không sử dụng có thể tắt System Restore một cách đơn giản thông qua vài bước nếu như bạn không dùng đến nó - Đánh dấu vào mục "Turn off System Restore on all drives", bấm OK và khởi động lại hệ thống.

Hình như vẫn chưa ổn lắm. Tôi sửa lại đôi chút. Một hôm bạn sẽ đi công tác xa trong vài tháng, bạn chụp lại bức ảnh của giá sách của mình, rồi cất hết sách vào các bao tải, cất vào kho. Xong, chẳng ai động chạm đến được. Sau khi đi công tác về bạn sắp xếp lại chúng như cũ bởi vì bức ảnh đã hiển thị rõ ràng đến từng vị trí của các cuốn sách trên giá sách.

Trong ví dụ này thì tôi muốn nói đến phần mềm Ghost, chúng sao chụp lại vị trí từng tập tin ở các thư mục trên một phân vùng của đĩa cứng (hoặc cả đĩa cứng) sau đó lưu lại tất cả các nội dung của chúng. Sau khi có các sự cố nào đó khiến cho hệ thống của bạn không hoạt động được thì bạn sẽ sử dụng lại tập tin ảnh đã sao lưu lại này để phục hồi lại chúng. Sau khi phục hồi thì toàn bộ sẽ trở lại như cũ. Các ví dụ trên thì ghost có vẻ giống như ví dụ cuối cùng là hợp lý hơn với trường hợp tập tin ảnh ghost sẽ được lưu trữ, bởi vì chúng không những lưu lại toàn bộ cấu trúc của tập tin mà còn lưu trữ vào một tập tin (giống như việc cất sách vào kho vậy). Tuy nhiên ví dụ thứ hai thì lại hợp lý hơn về mặt phân vùng và hệ điều hành đang tồn tại, chúng thì sẽ được thay đổi, xáo trộn bởi quá trình sử dụng của bạn và khi nào chúng bị lộn xộn, hư hỏng thì bạn có thể sắp xếp lại, tuy sự sắp xếp lại này thì không phải là di chuyển các tập tin ở các vị trí khác nhau về đúng chỗ của nó, mà là lấy lại tập tin ở thời điểm đã sao chụp lại để đưa chúng trở về vị trí cũ. Nếu như bạn từng đọc cuốn truyện thiếu nhi về chú mèo máy Đô-rê-môn và biết rằng truyện đó có một cỗ máy thời gian để đi ngược lại thời điểm trước đó thì bạn sẽ hiểu hành động ghost trả lại này là tạo mọi vật trở lại vị trí ở thời điểm ghost đó vậy.

Như vậy thì nhược điểm của ghost cũng bộc lộ giống như trường hợp ví dụ về đồ vật trong một căn phòng. Nếu như các đồ vật trong căn phòng đã bị thay đổi theo cách thêm mới thì sẽ không được lưu trữ trong bức ảnh, và do đó Norton Ghost chỉ làm công việc là sao lưu lại nguyên hiện trạng để phục hồi lại khi xảy ra lỗi mà thôi. Đây là sự khác nhau giữa phương pháp sao lưu dùng phần mềm Ghost và phương pháp sử dụng tính năng System Restore của hệ điều hành (có mặt từ Windows Me cho đến các phiên bản hiện tại của Microsoft).

So sánh Norton Ghost với tính năng System Restore sẵn có

Như những nhược điểm nói trên thì System Restore sẽ hoàn hảo hơn đối với việc sao lưu hệ thống chăng? Tôi không nghĩ như vậy bởi dựa trên các tiêu chí so sánh mà tôi cho rằng quan trọng như sau:

  • System Restore thì phụ thuộc vào trạng thái của hệ điều hành, do đó muốn khôi phục được lại một trạng thái trước đó thì phụ thuộc vào hệ điều hành có bị lỗi hay không. Ngược lại với điều này thì Norton Ghost hoạt động riêng biệt với hệ điều hành, do đó có khả năng khôi phục ngay cả khi hệ thống bị lỗi.
  • System Restore có thể tạo ra hàng loạt thời điểm sao lưu mà trong đó ở cả các thời điểm xác định được (do người sử dụng thực hiện) và cả các thời điểm không kiểm soát được (do hệ thống tự động sao lưu. Khi hệ thống bị lỗi hoặc virus thì người dùng sẽ bối rối trước những thời điểm mà họ xác định là "an toàn" - tức là không có chứa lỗi và virus.
  • Norton Ghost có thể sao lưu hệ thống từ một máy tính sang máy tính thứ hai hoặc nhiều máy khác (nếu sao lưu phân vùng cài đặt hệ điều hành thì tuỳ hệ điều hành mà có thể tương thích hay không giữa các máy tính với nhau, đa số các máy tính có cùng cấu hình đều có thể có tính tương thích tốt). System Restore thì không, chúng chỉ sao lưu và phục hồi trên một máy tính duy nhất. Đây là ưu điểm nổi trội nhất khi so sánh.
  • System Restore có thể tự động loại bỏ các thời điểm sao lưu quá xa so với hiện tại (mặc định thì chúng sẽ sử dụng một lượng dung lượng đĩa cứng nào đó), do đó các thời điểm nguyên thuỷ (khi máy tính hoàn toàn an toàn) sẽ không còn được lưu trữ sau một thời gian dài sử dụng. Norton Ghost thì sao lưu theo từng thời điểm nhất định mà người sử dụng cảm thấy lúc đó máy tính an toàn nhất.
  • System Restore có thể theo dõi toàn bộ những diễn biến trong máy tính để có thể khôi phục lại theo như thiết đặt mặc định của nó, nếu phục hồi lại đến các thời điểm trước đó thì các tập tin cũng có thể được khôi phục lại phiên bản trước, đó là một điều tệ hại đối với các tập tin cơ sở dữ liệu, các tập tin văn bản, bảng tính đã được thay đổi theo thời gian và là thành quả làm việc của người sử dụng.

Do có một số phần mềm khác cũng có tính năng tương tự như Norton Ghost nên sự so sánh ở đây cũng đúng khi so sánh giữa System Restore với phần mềm đó.

Sử dụng Ghost khi nào?

Như một bài trước đã viết trên blog này về cách thức sử dụng ghost đối với việc tối ưu sự sắp xếp dữ liệu và sao lưu các dữ liệu quan trọng, ở đây xin dẫn lại nội dung về thời điểm khi ghost theo các ý chính ở bài viết đó (bạn nên tham khảo bài viết đó sẽ tốt hơn và bổ trợ cho bài này).

Thời điểm tạo bản sao lưu bằng Ghost đầu tiên

IBM sử dụng 7 đĩa CD ROM để tạo bộ đĩa phục hồi hệ thống; [nguồn ảnh]. Có thể tự tạo ra các bộ đĩa như vậy thông qua Norton Ghost

Thời điểm tạo bản Ghost đầu tiên được tiến hành ngay sau khi cài đặt hệ điều hành cùng toàn bộ các trình điều khiển sẵn có của hệ thống. Nếu bạn muốn thực hiện Ghost, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên theo các bước sau đây:

  1. Cài đặt hệ điều hành Windows. Đây là bước đầu tiên và cần có (ai cũng biết là phải như vậy ^^) để từ đó có cơ sở cho việc tạo bản sao lưu cơ bản. Nếu như bạn thực hiện việc tạo bản sao lưu cho một phân vùng chứa dữ liệu, hoặc chứa các bộ cài đặt thì không nhất thiết phải thực hiện bước này. Ngay sau khi cài đặt Windows, bạn cần thiết cài đặt các phiên bản service pack trước khi tiếp tục các công việc khác (cho dù rằng lúc này có thể giao diện đồ hoạ còn ít màu sắc với độ phân giải thấp).
  2. Cài đặt các trình điều khiển quan trọng cho bo mạch chủ và bo mạch quan trọng. Bạn biết rằng bo mạch chủ là một thiết bị quan trọng trong máy tính, là nền tảng cơ sở cho các thiết bị phần cứng khác hoạt động. Trình điều khiển (driver) được khuyên cài đặt ở đây được nằm trên đĩa quang bán kèm theo máy tính hoặc kèm theo bo mạch chủ khi mua. Mọi hành động cài đặt nhanh hoặc chậm trong các quá trình cài đặt sau này đều phụ thuộc vào bước này, bởi vì chúng thì khai thác các khả năng hoạt động nhanh hay chậm của các giao tiếp tại chipset. Trình điều khiển cho bo mạch chủ ở đây có thể bao gồm: 1. Trình điều khiển cho chipset bao gồm cầu bắc và cầu nam (cái này quan trọng nhất, nhưng chúng cũng có thể được tích hợp cùng với hệ điều hành nếu như chipset quá cũ), 2. Trình điều khiển cho bo mạch đồ hoạ được tích hợp trên bo mạch chủ (nếu không có nó thì hệ điều hành chỉ có thể sử dụng giao diện với độ phân giải thấp và vài màu cơ bản, chúng sẽ làm khó khăn cho các giao diện cài đặt phần mềm có bảng thông báo, với các nút tiến trình nằm ngoài màn hình. 3. Trình điều khiển cho bo mạch âm thanh được tích hợp trên bo mạch chủ. 4. Các trình điều khiển khác do các chức năng tích hợp trên bo mạch chủ như: Enthernet, USB phiên bản mới như 2,0; 3.0 chẳng hạn....Sau các bước cài đặt này có thể phải khởi động lại hệ thống sau mỗi đề cử của thuật sĩ hoặc yêu cầu của phần mềm cài đặt.

  3. Cài đặt phần mềm diệt virus hoặc bảo mật tích hợp. Lý giải về điều này bạn nên chú ý đến các hình thức cài đặt ở phía trên thường là sử dụng các bộ cài được lưu trữ trên đĩa quang, chúng thì được các nhà sản xuất kiểm tra kỹ lưỡng về các loại mã độc trước khi in thành đĩa công nghiệp, do đó hầu như chúng sẽ không chứa các phần mềm độc hại, nhưng từ phần cài đặt các phần mềm khác trở đi thì sẽ có nguy cơ cao hơn về sự xâm nhập của mã độc hại. Khi cài đặt các phần mềm diệt virus hoặc các phần mềm bảo mật tích hợp (có chức năng phòng chống virus và tưởng lửa cùng kết hợp) sẽ làm giảm nguy cơ mắc virus từ những bộ cài đặt phần mềm đang được lưu trữ trên máy tính của bạn. Ngay sau khi cài đặt phần mềm diệt virus thì cũng cần cập nhật các cơ sở dữ liệu của chúng cho đến thời điểm hiện tại thông qua Internet hoặc các bản nâng cấp offline (không cần kết nối với Internet).
  4. Cập nhật các bản vá lỗi cho hệ điều hành của bạn. Ngay sau khi cài đặt phần mềm diệt virus thì bạn nên sử dụng tính năng Windows Update (thông qua trình duyệt Internet Explorer) để có thể cập nhật các miếng vá của hệ điều hành. Nếu như phiên bản cài đặt Windows của bạn chưa được cài đặt các bản service pack thì có lẽ giai đoạn này là khá mất nhiều thời gian kết nối với Internet. Ở phần này bạn cũng cần thực hiện việc Activate sản phẩm của mình (đối với các hệ điều hành Windows từ XP trở đi) để có thể không mất nhiều thời gian và rủi ro về sau này (tôi có một bài học về vấn đề này khi mà sau khi Activate vài lần
  5. Cài đặt các phần mềm chính phục vụ cho quá trình làm việc của bạn. Chẳng hạn một số phần mềm chuyên nghành, phần mềm văn phòng hoặc một số phần mềm khác thiết yếu. Những cài đặt này mang tính căn bản, tức là bạn thường xuyên sử dụng trong quá trình làm việc của mình. Ở phần tạo bản ghost cơ bản này bạn không nên cài đặt các phần mềm mang tính chất phụ, lặt vặt mà chúng có thể có các phiên bản tốt hơn trong tương lai.

Sau các hành động trên, bạn tiến hành sao lưu lại phân vùng cài đặt hệ điều hành cũng các phần mềm quan trọng để tạo ra một bản lưu trữ cho mình. Có thể nói đến đây là bạn đã thực hiện được một sự sao lưu tương tự như hành động của một số hãng tích hợp máy tính (như HP, IBM, Acer...) đã từng thực hiện, đó là tạo ra bộ đĩa cứu hộ (còn gọi là bộ đĩa Rescue hoặc Restore) chứa đầy đủ phần cài đặt cơ bản cho một người sử dụng máy tính bình thường thực hiện (không bao gồm bộ phần mềm văn phòng), mỗi khi lỗi hệ thống thì có thể sử dụng bộ đĩa cứu hộ này khắc phục sự cố một cách triệt để, tựa như hành động đưa máy tính về trạng thái xuất xưởng.

Thông thường thì sau khi bạn cài đặt hệ điều hành theo các bước như trên thì [các] tập tin ghost được tạo ra sẽ có dung lượng có thể nhỏ hơn so với một đĩa DVD, bạn có thể sao lưu lại dưới một đĩa DVD-ROM (hoặc vài đĩa CD-ROM nếu bạn không có ổ ghi đĩa tương thích với DVD) khi tích hợp chúng với một đĩa boot nào đó như Hiren's Boot CD để có thể sẵn sàng khôi phục trong trường hợp gặp lỗi. (Bạn xem thêm bài Hiren Boot CD để có thể tự mình tạo được một đĩa có khả năng khởi động hệ thống từ đĩa quang và tích hợp các tập tin ghost vào nó).

Tạo các bản ghost theo định kỳ

Sau khi đã có một bản sao lưu như trên thì bạn đã có thể chuẩn bị vào làm việc hoặc giải trí. Đã đến lúc bạn cài đặt đủ thứ phần mềm phục vụ cho bạn trong quá trình làm việc và giải trí lên hệ điều hành của mình. Những phần mềm cài đặt thêm thì có thể là: Phần mềm nghe nhạc, phần mềm quản lý ảnh, các phần mềm IM, phần mềm quản lý email (hoặc là lúc thiết lập chúng) các phần mềm, tiện ích nhỏ khác...

Sau khi đã cài đặt toàn bộ phần mềm, khi mà bạn có thể sử dụng máy tính như một thứ đa năng phục vụ cho nhu cầu làm việc và giải trí của bạn thì bạn nên tiếp tục sử dụng máy tính của mình trong vòng một hai tuần mà không cần chú ý thêm gì đến vấn đề sao lưu nữa. Sau thời gian này thì bạn có thể sẽ có nhiều thứ cần phải cài đặt hoặc tinh chỉnh hệ thống (tweak hệ thống, thay đổi các thiết đặt của các hệ điều hành như màn hình nền, cỡ chữ,...), và mọi chuyện sẽ diễn ra bình thường.

Sau khoảng thời gian mà bạn nhận thấy rằng hệ thống của bạn đã đi vào hoạt động bình thường, thì đã đến lúc bắt đầu tiến hành sao lưu lại hệ điều hành bằng phương pháp ghost thêm một lần nữa. Nếu như sau này có các sự cố nào đó thì bạn đã có thể đưa hệ thống trở lại làm việc chỉ sau 10 đến 30 phút.

Các tập tin cho sao lưu theo định kỳ như thế này nên đặt tại một phân vùng nào đó trên chính ổ cứng của bạn để đảm bảo cho thời gian phục hồi nhanh nhất có thể. Không cần thiết phải sao lưu trên đĩa quang, bởi vì việc phục hồi lại từ đĩa quang trong môi trường MS-DOS sẽ chậm hơn so với việc chuyển trên chính nội bộ đĩa cứng đó.

Định kỳ theo thời gian bạn nên tiếp tục tạo ra các bản ghost để chúng phù hợp với những thay đổi mới nhất đối với hệ điều hành của bạn. Theo kinh nghiệm mà tôi thường thực hiện đối với sự sao lưu định kỳ này là khoảng từ 2 đến 3 tháng. Khoảng thời gian này sẽ có những thay đổi của hệ thống đối với phiên bản sao lưu trong 2 - 3 tháng trước đó.

Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Ghost trên nền MS-DOS

Sau khi bạn đã hiểu về tác dụng của việc ghost như phần trên, đến đây tôi hướng dẫn bạn làm việc với phần mềm Norton Ghost của hãng Symantec. Tuy rằng bộ phần mềm Norton Ghost mới nhất hiện nay là phiên bản 14 hoạt động trên nền Windows sẽ có thể giúp bạn sao lưu và phục hồi một cách đơn giản, nhưng ở đây trước hết là tôi muốn giới thiệu với bạn phiên bản chạy trên nền MS-DOS. Lý do rằng không nhiều bạn có thể sở hữu được bộ phần mềm Norton Ghost 14 và lý do quan trọng hơn là có thể bạn đã sẵn có đĩa công cụ Hiren's Boot CD 9.6 mà tôi mới có dịp giới thiệu gần đây trên blog này và khai thác chúng.

Để sử dụng Ghost trong nền MS-DOS thực, bạn cần khởi động máy tính bằng đĩa Hiren's Boot CD. Từ menu chính, thực hiện theo các bước sau:

  • Vào phần Disk Clone Tools...
  • Vào phần Norton Ghost 11.5. (Phiên bản 11.5 là phù hợp với đĩa Hiren's Boot CD 9.6, các phiên bản đĩa khác có thể có con số khác. Ở trong phần Disk Clone Tools này còn có một số phần mềm khác nữa, bạn sẽ tìm hiểu sau nhé)
  • Trong phần Norton Ghost này có nhiều lựa chọn khác nhau:
  • Ghost with USB support: Trường hợp này là bạn thực hiện hành động ghost đối với các USB flash, các ổ cứng gắn ngoài thông qua giao tiếp USB của máy tính...
  • Ghost with SCSI support: Lựa chọn này nếu như máy tính của bạn sử dụng các ổ cứng giao tiếp nhanh - cụ thể là giao tiếp SCSI thường dành cho các máy chủ. Nếu như bạn sử dụng máy tính không có các ổ SCSI thì bạn không sử dụng lựa chọn này.
  • Ghost with network support: Hỗ trợ ghost thông qua mạng, khá phức tạp, có lẽ chỉ phù hợp với những người quản trị hệ thống mạng cần sửa chữa các máy tính client.
  • Ghost (-FFX...)
  • Ghost (-Z9 -Span...)
  • Ghost (-Z9 - Auto - Split=700...): Nếu như bạn muốn ghi ra đĩa CD-ROM ảnh ghost thì bạn sử dụng lựa chọn này, khi đó quá trình ghost sẽ tự động cắt tập tin ảnh ghost ra thành các tập tin có dung lượng 700 MB để phù hợp với dung lượng đĩa CD-ROM. Quá trình restore sẽ đơn giản chỉ việc thực hiện đối với tập tin đầu tiên, sau đó đưa liên tiếp các đĩa tiếp theo từng số khi mà phần mềm yêu cầu.
  • Ghost (Normal): Bạn lựa chọn chế độ này, nó phù hợp với phần hướng dẫn ở phía dưới đây.

Phiên bản giới thiệu ở đây là bản 11.5 hoạt động trên nền MS-DOS[vi.wiki], có lẽ đây là phiên bản mới nhất cho đến thời điểm cuối năm 2008 của hãng này. Hãy xem hình minh hoạ giao diện chính của Norton Ghost trên nền MS-DOS như hình minh hoạ phía dưới:

Bảng Menu có vẻ giống như của hệ điều hành Windows quen thuộc của Microsoft, các menu của phần mềm chứa các lựa chọn rất rõ ràng đối với những người đã hiểu biết đôi chút. Đối với những người bình thường lần đầu tiên sử dụng Ghost thì nó cũng dễ để suy luận ra: Quit dùng để thoát khỏi phẩn mềm; Help chứa các hỗ trợ đơn giản sử dụng phần mềm, Options chứa các lựa chọn chế độ làm việc...

Phần mà chúng ta làm cần thực hiện đối với chúng là Local, có nghĩa là những gì đang ở trên máy tính đang chạy phần mềm Norton Ghost. Ở đây có hai sự lựa chọn mà nếu như nhầm lẫn sẽ khiến cho bạn làm mất hoàn toàn dữ liệu của một ổ cứng trong một số trường hợp, hoặc có thể tạo ra các bản ghost kích thước lớn hoặc lỗi không thực hiện được. Xin được trình bày cụ thể về hai lựa chọn Local -> Disk và Local -> Partition như sau:

Local\Disk sẽ thao tác với sự ghost đối với chủ thể là toàn bộ ổ cứng nào đó. Trong đó bao gồm:

Disk To Disk: Tạo ra một sự sao chép giống nhau y hệt từ một đĩa cứng tới một đĩa cứng khác: hành động này nếu bạn muốn sao lưu mang tính chất nhân bản (giống như kiểu bạn sao một đĩa quang sang một đĩa quang vậy). Có thể so sánh hành động ghost disk-to-disk này giống như việc trên đĩa cứng thứ hai được quy hoạch hoàn toàn giống như đĩa cứng thứ nhất về kích thước phân vùng, rồi copy toàn bộ các thư mục/tập tin trong từng phân vùng tương ứng sang nhau.

Nếu như bạn thắc mắc rằng một công việc đơn giản như vậy thì cần gì đến phần mềm hỗ trợ chúng? Thực ra thì việc sử dụng Norton Ghost trong môi trường MS-DOS với sự đọc từ cấu trúc của ổ cứng ở mức tiếp cận tốt hơn sẽ thực hiện nhanh, chính xác và an toàn hơn là bạn sử dụng lệnh copy trong hệ điều hành. Tổng thời gian sử dụng Norton Ghost để hoàn tất việc sao chép một ổ cứng chắc chắn rằng sẽ nhanh hơn so với copy trong các hệ điều hành Windows.

Rất nhiều kỹ thuật viên tại các cửa hàng/công ty máy tính đã thực hiện phương pháp này cho việc "tặng không" một hệ điều hành cùng nhiều phần mềm cài đặt khi người sử dụng mua một bộ máy tính lắp ráp hoặc tự lựa chọn cấu hình.

Disk To Image: Là lựa chọn cho việc tạo ra một tập tin ảnh chứa thông tin của toàn bộ một đĩa cứng nào đó. Như vậy là lựa chọn này cho phép bạn sao lưu toàn bộ một ổ cứng trở thành một vài tập tin ghost duy nhất. Có một điều thuận tiện rằng nếu như toàn bộ đĩa cứng có dung lượng tuy rất lớn, nhưng tập tin ghost được tạo ra thì chỉ có dung lượng nhỏ hơn so với chúng, nguyên nhân do Norton Ghost chỉ ghi tập tin ghost của mình theo những dung lượng dữ liệu.

Lựa chọn Disk to Image cũng thường được sử dụng cho việc tạo ra bộ đĩa quang khôi phục hệ thống giống như các bộ đĩa đi kèm với máy tính khi mua (còn gọi là bộ đĩa Rescue hoặc Restore) mà có thể bạn sẽ thấy ở các hàng IBM, Compaq, Acer...Khi thực hiện việc ghost với các lựa chọn phụ thêm về phân chia kích thước mỗi tập tin ghost, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được điều đó (xem các phần sau của bài).

Disk From Image: Là lựa chọn phục hồi lại toàn bộ một ổ cứng từ một tập tin đã được ghost lại trước đó (như đã thực hiện ở Disk-To-Image).

Phần trên thì tôi cảm thấy có ít người sử dụng, nguyên nhân rằng đa số các máy tính đều chỉ được trang bị một ổ cứng duy nhất, số ít còn lại có thể có hai hoặc nhiều hơn ổ cứng, việc thực hiện theo theo phần Disk thì chỉ có thể xảy ra đối với máy tính có hai ổ cứng trở lên. Một lý do quan trọng hơn nữa là sự cần thiết của việc thao tác với toàn bộ các phân vùng trên ổ cứng thì ít có ứng dụng hơn: Giả sử muốn sao lưu như vậy đối với hệ điều hành + dữ liệu thì ta nên tiến hành ghost phân vùng chứa hệ điều hành, sau đó copy dữ liệu (hoặc ghost phân vùng chứa dữ liệu) sẽ chủ động hơn trong các thời điểm và chu kỳ ghost khác nhau. Các trường hợp khác như đối với các máy tính nguyên chiếc thường sử dụng chỉ duy nhất một phân vùng, tức là ta coi là toàn bộ đĩa cứng, việc quy hoạch bộ nhớ như vậy sẽ không được tối ưu trong sử dụng và tăng hiệu quả làm việc khi chia ra các phân vùng riêng cho hệ điều hành và chứa dữ liệu (hình như cho tới thời điểm hiện tại thì tôi chưa viết điều này ở đâu trên các entry của blog mình, có lẽ phải nhét nó vào đâu đó cho hợp lý về kinh nghiệm này ^^).

Trên thực tế thì hành động ghost đối với các phân vùng thì thường được sử dụng nhiều hơn, và phần dưới đây xin trình bày về cách thức ghost đối với các phân vùng của đĩa cứng.

Đối với thao tác với các phân vùng (partition) bạn có thể thấy rằng chúng gần như tương đương với việc thao tác với toàn bộ ổ cứng (disk) về mặt ý nghĩa. Xin tóm lược lại những ý chính như sau:

Local/Partition

Partition To Partition: Ghost từ một phân vùng đến một phân vùng. Hành động này tương tự như việc tạo ra một phân vùng sao lưu hoàn toàn một phân vùng sang một phân vùng khác để tạo ra một sự copy giống y hệt về mặt nội dung (không quan trọng về mặt cỡ dung lượng của phân vùng).

Partition To Image: Ghost từ một phân vùng trở thành một ảnh ghost. Lựa chọn này thường xuyên được sử dụng để sao lưu. Lựa chọn này thường xuyên sử dụng nên tôi sẽ giới thiệu chi tiết về nó ở mục phía dưới.

Partition From Image: Phục hồi một phân vùng từ một ảnh ghost đã thực hiện ở bước trên (Partition To Image). Lựa chọn này cũng thường được sử dụng cho trường hợp phân vùng cài đặt hệ điều hành bị lỗi, hư hỏng hoặc virus phá hoại, bạn cần khôi phục lại một hệ thống sạch. Lựa chọn này bạn có thể xem thêm hướng dẫn ở mục Xem thêm (Hướng dẫn Ghost Win) tại cuối bài để có thể thấy hình ảnh minh hoạ trực quan hơn khi thành viên diễn đàn này sử dụng máy ảnh để chụp màn hình các thao tác.

Sau phần chính này bạn có thể thao tác đối với Ghost như sau:

Thực hiện sao lưu một phân vùng tới một ảnh ghost

Việc thực hiện sao lưu một phân vùng tạo ra một ảnh ghost tương ứng với lựa chọn Partition To Image đã được liệt kê ở phần trên. Đây là lựa chọn thường được sử dụng nhiều nhất bởi chúng tạo ra một bản sao lưu của hệ điều hành nhằm làm tăng khả năng khôi phục dữ liệu nếu như hệ điều hành gặp lỗi.

Ngay sau khi lựa chọn từ Local, sang Partition, sang To Image như ở bên trên, bạn sẽ thấy một giao diện lựa chọn các ổ đĩa cứng vật lý có trong máy tính của bạn như hình dưới đây:

Hình này cho thấy các ổ cứng vật lý (tức là nguyên một chiếc ổ cứng của bạn), nếu như bạn có hai ổ cứng thì chúng sẽ có hai dòng, và tương tự - nếu có 3 ổ cứng, 4 ổ cứng thì chúng đều liệt kê hết thành một hàng dọc ở đây. Bạn muốn ghost một phân vùng nào thì bạn chọn ổ cứng đó.

Trong hình trên thì chiếc máy tính mà tôi đang sử dụng để viết bài này chỉ có một ổ cứng, do đó chỉ có một lựa chọn, và tất nhiên là tôi bấm chuột vào đó, ổ cứng được chọn sẽ chuyển sang màu xanh.

Phần tiếp theo sẽ hiển thị toàn bộ các phân vùng đã có trong ổ cứng đã được lựa chọn như bước trên. Ví dụ với trường hợp cụ thể của chiếc máy tính tôi dùng thì nó hiển thị như hình dưới đây.

Trong phần này bạn chỉ việc tìm đến phân vùng mà bạn định ghost thành tập tin ảnh để lựa chọn vào chúng bằng cách bấm chuột cho dòng phân vùng đó chuyển sang màu xanh. Ở đây có một số thông tin có thể khiến bạn nhận ra phân vùng đang cài đặt hệ điều hành (nếu bạn muốn ghost lại phân vùng đó), ví dụ như ký tự gán tên cho phân vùng ở cột Letter, tên của phân vùng ở cột Volume Label...

Sau khi lựa chọn xong, bạn bấm OK. (Nút OK này không hiển thị rõ thành chữ nếu bạn chưa lựa chọn).

Tiếp đến là bạn cần chỉ ra nơi chứa tập tin ảnh ghost của bạn. Lúc này thì bạn sẽ nhìn thấy một hộp có tựa đề File name to copy image to như ở hình dưới đây.

Ở đây việc đầu tiên là bạn cần chọn phân vùng dự định chứa tập tin ảnh ghost. Phần Look in (xem hình) sẽ có dạng xổ xuống để bạn chọn phân vùng nào và bạn có nhận thấy rằng các phân vùng này bị biến mất phân vùng đã cần tạo ảnh ghost không? Tất nhiên là thế rồi, bởi không thể lưu được chính phân vùng cần ghost.

Trong hình trên thì tôi đang chọn phân vùng được ghi là 1:5 có tên là SET (mà tôi viết tắt là SETUP - nếu bạn muốn hiểu ý nghĩa), tôi chọn phân vùng đó ô cụm này sẽ cho tôi nhìn thấy toàn bộ các thư mục, tập tin được chứa trên phân vùng này.

Nếu như bạn muốn tạo ra một thư mục mới trong phân vùng này, bạn bấm vào nút có hình icon thư mục và có dấu * ở bên trên (xem hình). Bạn nên đặt tập tin ghost của bạn vào một thư mục, đừng đặt tại phân vùng chính (tức là không nằm trong thư mục nào cả, nó chỉ là E không thôi chẳng hạn). Điều này sẽ thu gọn các tập tin khác có thể tạo ra bởi quá trình Ghost (bởi vì các tập tin chứa trên các phân vùng có định dạng khác nhau thì sẽ được phân tách ra khác nhau đấy, ví dụ phân vùng định dạng theo FAT32 thì nó chỉ chấp nhận các tập tin có kích thước lớn nhất là bao nhiêu MB đó thôi (tôi quên mất rồi ^^)).

Trong hình này tôi giả sử đặt vào một thư mục có tên là GHOST như hình trên.

Tiếp đến là bạn cần đặt tên cho tập tin ghost của bạn. Bạn có thể đặt tên gì là tuỳ ý bạn. Trong trường hợp này tôi đặt tên là ACER_XP_081201 chẳng hạn (ý nghĩa là bản ghost của máy Acer, cài đặt Windows XP, ghost vào năm 2008, tháng 12, ngày 01 - rất dễ nhớ và dễ phân biệt phải không bạn). Việc đặt tên tập tin này không nhất thiết phải đặt phần mở rộng (*.GHO), bởi vì tập tin sẽ tự động được gắn phần mở rộng này.

Tiếp đến là bạn bấm nút Save.

Ghost sẽ tiếp tục thực hiện với một câu hỏi gì đó đối với bạn với lựa chọn No, FastHigh. Với tôi thì câu hỏi là Not enough space - use compression ? (Không đủ khoảng trống dung lượng? Sử dụng nén nhé ?). Ba lựa chọn ở đây là:

  • No: Không nén. Khi đó tập tin ảnh ghost tạo ra sẽ có dung lượng bằng với dung lượng chứa dữ liệu của phân vùng nguồn - tức là phân vùng mà bạn đã chọn ở phần trên. Lựa chọn này tuy an toàn nhất về mặt nén, nhưng chúng là chiếm nhiều dung lượng đĩa cứng của bạn, bởi vì rất nhiều tập tin trong hệ điều hành đã thuộc dạng được giải nén từ bộ cài đặt hệ điều hành. Lựa chọn này bạn chỉ nên sử dụng nó khi mà bạn cần nén một phân vùng chứa các tập tin multimedia (chúng thì thường đã được nén tối đa rồi) mà thôi, không nên sử dụng với việc ghost các hệ điều hành.
  • Fast: Nén, nhưng với chế độ nén nhanh, tức là không nén triệt để. Tôi thì thường dùng lựa chọn này, chúng nén cũng khá tốt, vả lại còn tạo cho tôi cảm giác an toàn về tập tin ghost đã được nén nữa.
  • High: Nén hết cỡ thì thôi. Đây không phải là lựa chọn an toàn đối với việc nén các tập tin của hệ điều hành, dù tôi chưa thường hay sử dụng lựa chọn này và tất nhiên cũng chưa thể biết rằng chúng có thể tạo ra nguy cơ gây lỗi cao hơn (bởi chưa sử dụng mà), nhưng tôi có cảm giác rằng nén quá nhiều như vậy sẽ không ổn định bằng mức nén vừa phải như lựa chọn Fast.

Bạn có thể lựa chọn nào là tuỳ bạn, nhưng nếu bạn muốn một lời khuyên thì tất nhiên là tôi khuyên bạn nên chọn lựa chọn Fast rồi!

Sau các lựa chọn ở phía trên bằng cách bấm vào một trong các nút No/Fast/High thì một bảng sau sẽ xuất hiện trước khi phần mềm tiến hành Ghost. Tất nhiên là bạn sẽ hiểu ngay ý nghĩa rằng nó hỏi bạn có chắc chắn tạo ra ảnh của phân vùng đó không. Nếu như đến giờ phút này bạn đổi ý, không muốn ghost nữa thì chọn No, còn muốn tiếp tục thì tất nhiên là phải chọn Yes rồi!.

Sau khi bấm nút Yes ở trên, việc bạn cần làm có lẽ không còn gì nữa. Bạn có thể kiên nhẫn ngồi chờ phần mềm thực hiện theo số % mà nó đạt được. Kết thúc quá trình ghost này bạn có thể bấm nút Quit để thoạt khỏi phần mềm.

... Còn phần làm thế nào để Restore, tức là khôi phục ngược lại từ tập tin GHO trở về phân vùng thì bạn nên đọc thêm ở các bài viết trong phần "Xem thêm" của bài này. Tôi nghĩ rằng khi bạn đã hiểu về ghost thì xem thêm ở đâu cũng dễ hiểu thôi.

Hướng dẫn sử dụng Ghost Explorer trên Windows

Không chỉ có phần mềm Ghost để phục vụ cho việc sao lưu, phục hồi tập tin Ghost, mà Symantec còn có một tiện ích khác nữa liên quan - đó là Ghost Explorer. Ghost Explorer thì giúp cho bạn thao tác đối với các tập tin ảnh (tức là có phần mở rộng là *.GHO) như trích xuất ra khỏi tập tin ghost, xoá chúng trong tập tin...đây là những tính năng cần thiết trong một số trường hợp.

Để sử dụng Ghost Explorer, bạn cần có đĩa Hiren's Boot CD các phiên bản mới nhất (nói vậy cho chắc ăn vì tôi không rõ rằng các phiên bản cũ trước đây có nó hay không ^^). Để có được đĩa Hiren's Boot CD thì bạn chỉ cần đọc bài viết về nó trên blog này, tải về rồi thực hiện như hướng dẫn (^_^). Khi có đĩa Hiren's Boot CD rồi thì trong menu của nó sẽ có phần Ghost Explorer. Nếu muốn lấy tập tin chỉ chạy này bạn chỉ cần sau khi kích hoạt Ghost Explorer rồi vào thư mục Temp của user sử dụng để copy nó ra, lưu lại dùng về sau.

Nếu bạn không có đĩa Hiren Boot CD, bạn có thể mua bộ phần mềm mới nhất của Symantec (cho đến thời điểm viết này) là Norton Ghost 14. Nó thì có nhiều tính năng hơn so với những gì giới thiệu ở đây.

Mở một tập tin Ghost

Để mở một tập tin ghost với Ghost Explorer, bạn thực hiện như sau:

Từ cửa sổ giao diện của phần mềm, bấm vào nút Open (xem hình minh hoạ) hoặc vào File\Open, sau đó bạn chỉ da đến đường dẫn chứa tập tin đã được ghost.

Sau khi mở một tập tin GHO, bạn có thể nhìn thấy các hình ảnh của chúng được hiển thị như sau:

Ở đây bạn có thể có các hành động như:

  • Xuất một tập tin (hoặc thư mục) bên trong tập tin ảnh ghost bằng lựa chọn Extract.
  • Chạy tập tin bên trong ảnh ghost bằng lựa chọn Launch.
  • Cắt (cut) một tập tin ... bằng lựa chọn Cut.
  • Copy tập tin ... với Copy
  • Xoá tập tin...với Delete

Các thao tác này thực hiện có vẻ giống như những thao tác của Windows Explorer thông thường, chúng cũng giống như ta thao tác đối với các tập tin nén.

Nếu như hành động Cắt, Xoá thực hiện thì sau đó trong tập tin ghost sẽ bị mất đi các tập tin đã bị Cắt, Xoá đó. Tính năng này không rõ rằng đối với bạn sẽ khai thác nó như thế nào cho hợp lý, đối với tôi thì thường thực hiện việc Xoá một tập tin bên trong tập tin ghost nếu như phát hiện chúng bị nhiễm virus và nếu như tập tin đó không thuộc dạng quan trọng trong hệ điều hành.

Bạn có thể thêm các tập tin khác trong Windows của bạn vào tập tin Ghost. Hành động này rất đơn giản, ở Windows Explorer bạn chỉ cần lựa chọn tập tin, bấm Ctrl + C (tổ hợp phím tắt để copy), rồi sang Ghost Explorer bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + V (tổ hợp phím để dán - paste) thì tập tin vừa copy - paste trên sẽ được thêm vào tập tin ghost. Như vậy kết hợp việc xoá di một tập tin nào đó trong tập tin ghost và việc thêm vào (add) một tập tin thì bạn có thể thực hiện việc thay thế hay là "ghi đè" hoặc kết hợp ra các công việc khác phục vụ nhu cầu riêng của bạn.

Tích hợp Ghost Explorer vào hệ thống

Ghost Explorer tuy không thuộc loại phần mềm cài đặt vào hệ điều hành (khi chúng ta chỉ cần một tập tin duy nhất để chạy chúng) nhưng chúng cũng có thể tự động tích hợp với các tập tin có đuôi mở rộng là GHO như những phần mềm khác (kiểu như với dạng tập tin *.DOC đã được đăng ký với Microsoft Word khi cài đặt phần mềm này nên khi sử dụng chỉ cần click đúp (double click) vào tập tin DOC là chúng sẽ tự động mở Microsoft Word).

Để tích hợp Ghost Explorer, bạn nên copy tập tin GHOSTEXP.EXE ra một thư mục nào đó trên máy tính của bạn (để khi không cần cho đĩa Hiren's Boot CD vào thì cứ kích hoạt các tập tin này thì Ghost Explorer sẽ khởi động ra). Sau đó chạy lần đầu tiên đối với Ghost Explorer, từ lần sau trở đi thì chúng đã tự liên kết rồi, mỗi khi bạn mở một tập tin có đuôi GHO thì Ghost Explorer sẽ tự động mở ra.

Lời khuyên

Hãy ghost trước khi sửa chữa lỗi phần mềm/hệ điều hành

Tôi đã sửa chữa các sự cố máy tính giúp người thân và bạn bè nhiều, do đó Ghost thì không thể thiếu đối với tôi. Trước khi sửa một máy tính nào đó mà qua nhận xét ban đầu thấy rằng mức độ của nó đã được đánh giá là phức tạp, khó khăn và có thể xảy ra những rủi ro thì cứ ghost một nhát trước khi sửa.

Thực tình thì nhiều người không hiểu được vấn đề của sửa chữa phần mềm hoặc các giải thích khác nữa nếu bắt buộc phải xảy ra một vài điều hạn chế nào đó. Ví dụ như quá trình sửa chữa không thành công hoặc thành công không như mong muốn của mình (mất thứ nọ, thiếu thứ kia mà trong thời gian ngắn chưa đáp ứng được ngay). Ví dụ một máy tính nhiễm đầy virus thì nó chạy chậm, nhưng vẫn chạy được, lớ rớ mà diệt mấy con virus đấy lại hỏng mất vài tập tin, lỗi mất vài phần mềm thuộc loại không biết copy ở đâu trả về cho chủ của nó, hay như các dữ liệu quan trọng hoặc phần mềm chuyên nghành nào đó mua mấy chục triệu của người ta bị hỏng thì cũng mệt. Nhiều hệ thống virus nhiễm la liệt mà cài lại thì lần mò các driver cho nó cũng mệt - chẳng nhẽ lại để người ta dùng màn hình với 256 màu? âm thanh mất hết vì loại bo mạch đồ hoạ với lại bo mạch âm thanh của cái máy tính đó nó cũ rích từ thủa nào rồi mà phải mất một thời gian nữa mới kiếm được? Vậy lên bài ghost lại hoàn nguyên như ban đầu là thượng sách. Vậy nhé, trả lại nguyên vẹn như ban đầu nhé, không sai một chút nào cho chủ nhân chiếc máy tính đó.

Các trường hợp khác thì việc ghost lại thành một tập tin sẽ còn giúp người sửa chữa có thể thao tác lấy ra một vài tập tin nào đó cần thiết, hoặc trình điều khiển của hệ thống .... phục vụ cho quá trình sửa chữa hoặc cài đặt mới cho hệ thống...

Tóm lại là ghost trước khi sửa một máy tính ở mức độ nặng là thế này: "Tạo ra một con đường quay lại nếu như chẳng may đi phải đường cụt mà không có lối về" (^_^)

Ghost trước khi thử nghiệm

Phần nhiều những bạn trẻ thường thích tìm hiểu xung quanh chiếc máy tính của mình về phần cứng và cả các phần mềm. Từ những sự "vọc" máy tính như vậy sẽ khiến cho họ tìm hiểu được tốt hơn, có nhiều kiến thức sâu hơn và có thể nói là sẽ làm chủ được chiếc máy tính của họ. Như một sự trả giá - nếu như học nhiều, vọc nhiều thì tất sẽ có lúc làm hư hỏng cái gì đó: phần cứng, phần mềm.

Ở đây thì tôi không nói đến phần cứng, nhưng việc hư hỏng phần mềm thường xuyên sẽ khiến cho họ cũng thường xuyên phải cài đặt lại hệ điều hành, đó là một điều tất yếu xảy ra cho những kinh nghiệm của họ sau này. Tôi nhớ rằng với những chiếc máy tính đầu tiên sử dụng thì có lẽ trung bình một tháng tôi phải cài lại Windows 98 đến 2 lần, và càng sau này thì sẽ ít đi. Với thời đại hiện nay thì những kinh nghiệm đã đến nhanh hơn qua thông tin có thể được đăng tải đầy trên các diễn đàn hoặc blog hoặc các báo điện tử nên có thuận tiện hơn nhiều so với tự mình mò mẫm những vấn đề - chẳng hạn bạn có thể biết ngay đến ghost để thực hiện sự sao lưu (ngay sau khi cài đặt hệ điều hành và cài đặt đầy đủ các driver) trước khi bắt đầu "tấn công vào máy tính" của mình.

Không những chỉ là thử nghiệm, vọc, học hỏi dẫn đến gây hư hại đến hệ điều hành và các phần mềm, mà sự hấp dẫn của các phần mềm được chia sẻ tự do trên Internet sẽ khiến cho bạn muốn tải về, cài thử. Phần nhiều những phần mềm cho không này cũng sẽ cho thêm một số mã độc hại, virus và sự trả giá là mất tính ổn định của hệ thống. Sau nhiều lần sử dụng các phần mềm hoặc những thứ phần mềm trang hoàng làm đẹp cho Desktop, các phần mềm hấp dẫn khác sẽ khiến cho máy tính của bạn tan hoang, nhiễm đầy virus....thì đó là lúc bạn cần ghost lại hệ điều hành.

Do vậy, Ghost rất hữu ích trong các trường hợp như trên (^_^)

Xem thêm

Dùng Norton Ghost 14, topic trên diễn đàn PTTH Lam Sơn.

Phục hồi hệ điều hành với Norton Ghost, trên CMS.

Hướng dẫn Ghost Win, trên diendantinhoc.com, Phần hướng dẫn bằng hình ảnh khi sử dụng đĩa Hiren's Boot CD (phiên bản cũ - 6.0) để phục hồi lại từ một ảnh đã Ghost.

Trương Mạnh An (01/12/2008)